Nhóm giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 56)

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHCT Ba Đình

3.2.1. Nhóm giải pháp nghiệp vụ

3.2.1.1 Thực hiện tốt qui trình quản lý tín dụng

Chất lượng tín dụng NH phụ thuộc rất nhiều vào quy trình quản lý tín dụng. Do đó, thực hiện tốt các khâu trong quy trình quản lý tín dụng là giải pháp nghiệp vụ đầu tiên nhằm bảo đảm chất lượng tín dụng NH.

- Khâu lựa chọn khách hàng: Cán bộ tín dụng phải rất thận trọng trong thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay, phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các tiêu chuẩn quản lý khách hàng. Đó là tiêu chuẩn về tư cách người vay, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay, khả năng tài chính và TSBĐ tiền vay của họ.

Người vay phải có đủ tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự. Qua nhiều kênh khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu và hiểu rõ năng lực, phẩm chất, tư cách của người lãnh đạo, quản lý, chủ doanh nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng, là một căn cứ để cán bộ tín dụng quyết định cho doanh nghiệp vay hay không. Bởi lẽ, người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có năng lực quản lý tốt, có phẩm chất, tư cách tốt là một

SV: Vị Thµnh T©m Líp: CQ44/15.01

Häc ViƯn Tµi ChÝnh Chuyên Đề Cuối Khoá

yếu tố quyết định khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có người quản lý giỏi thường có khả năng kinh doanh tốt. Những doanh nghiệp này hoạt động sản xuất kinh doanh trong những ngành có khả năng, triển vọng phát triển trong tương lai sẽ là những khách hàng mà NH sẽ lựa chọn, quyết định cho vay.

Mặt khác, người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh, vững chắc, có khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn, kể cả khi sản xuất kinh doanh gặp rủi ro bất khả kháng.

Hơn nữa, người vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo đúng quy định, đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn ngân hàng doanh nghiệp, trả được nợ. Đây là một tiêu chuẩn mà bộ tín dụng phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Điều đó bảo đảm tín dụng Ngân hàng được an tồn chắc chắn.

Cùng với việc thẩm định các nội dung trên, cán bộ tín dụng phải phân tích thẩm định kỹ tính khả thi của phương án, dự án vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khoản vay. Đặc biệt là các dự án trung, dài hạn, việc thẩm định tính khả thi của chúng càng phải hết sức được coi trọng.

Khâu giám sát trong khi cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Trước khi giải ngân, cán bộ NH phải kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, chứng từ, tiến độ thực hiện phương án, dự án. Khi vốn vay đã được giải ngân, cán bộ NH phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng tồn kho, công nợ, Việc kiểm tra phải được thực hiện liên tục, thường xuyên từ khi vốn vay được đưa vào sử dụng cho tới khi khách hàng trả hết nợ. Trường hợp phát hiện vốn vay bị sử dụng sai mục đích, hợp đồng tín dụng NH bị vi phạm, cán bộ NH phải kiên quyết xử lý thu hồi nợ trước hạn.

Trường hợp khách hàng gặp khó khăn do khách quan, cán bộ NH phải kiểm tra kỹ càng, đầy đủ các điều kiện theo quy định để trình Hội đồng

Chuyên Đề Ci Kho¸

tín dụng Chi nhánh xử lý, NH có thể giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn bằng cách gia hạn nợ, giãn nợ, thu gốc trước, khoanh nợ, xét miễn, giảm lãi xử lý tớn dụng cho vay cụng trỡnh cú hiệu quả để thu nợ trên nguyên tắc doanh số cho vay nhỏ hơn doanh số thu nợ.

3.2.1.2. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tín dụng .

Mặc dù tăng trưởng tín dụng là một mục tiêu quan trọng của NH song tăng trưởng tín dụng đó phải là tăng trưởng lành mạnh và bền vững. Để có thể đạt yêu cầu này, chi nhánh cần thực hiện nghiêm các nguyên tắc TD.

Trong thời gian tới, Chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay có bảo đảm, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay khụng cú tài sản bảo đảm, xem xét và giảm dư nợ xuống mức tương xứng với vốn tự có, với năng lực sản xuất kinh doanh, với tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc đang cổ phần hóa. Đồng thời Chi nhánh cần khống chế tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ở mức dưới 40% tổng dư nợ cho vay. Mặt khác, Chi nhánh chỉ nên lựa chọn cho vay đối với những dự án tốt, những dự án có vốn tự có tham gia lớn, hiệu quả cao, thời gian trả nợ nhanh.

3.2.1.3. Tăng cường quản lý nợ

Thứ nhất, cần đánh giá phân loại các khoản nợ, nhằm lượng định rủi ro trong quá trình cho vay.

Đây là phương thức quản lý nợ được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhưng ở Việt Nam, việc đánh giá, phân loại nợ chưa được quan tâm đúng mức, chưa có văn bản quy định các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng trong thời gian tới, NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Ba Đình nói riêng cần đưa vào áp dụng việc đánh giá phân loại nợ, trong quản lý của NH.

Để đánh giá, phân loại nợ, có thể căn cứ vào một số tiêu chí như tư cách pháp nhân của người vay; khả năng trả nợ của khách hàng; tính pháp lý, giá trị thực tế và khả năng phát mại tài sản thế chấp hoặc khả năng của người bảo

SV: Vũ Thành Tâm Líp: CQ44/15.01

Häc ViƯn Tµi ChÝnh Chuyên Đề Cuèi Kho¸

lãnh; thời gian quá hạn của các khoản vay. Nợ tín dụng Ngân hàng có thể được phân thành các loại sau:

- Nợ đủ tiêu chuẩn là những khoản nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính tốt có uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường có tài sản thế chấp hoặc người bảo lãnh đúng theo chế độ qui định.

- Nợ cần chú ý là những khoản nợ có những biểu hiện khác thường nhưng chưa có dấu hiệu tổn thất. Loại nợ này cần được theo dõi để tìm ngun nhân và có biện pháp tích cực sửa chữa những sai lệch và có thể thu nợ đúng hạn.

- Nợ có khả năng tổn thất là những khoản nợ có nguy cơ rủi ro lớn, cần phải có biện pháp tích cực khắc phục, xử lý. Các khoản nợ có khả năng tổn thất được phân thành các loại khác nhau, tùy theo mức độ tổn thất dự tính của mỗi khoản nợ. Nợ có khả năng tổn thất có thể được chia thành các cấp độ như sau:

+ Nợ có mức tổn thất cấp 1: Loại nợ này có mức độ rủi ro lớn hơn mức bình thường như: nợ q hạn khơng trả được vì lí do khó khăn tài chính những khó khăn này khơng phải là nhất thời. Những khoản nợ quá hạn mà người vay đã không thể trả được lãi suất trong 6 tháng liên tục; có đủ tài sản thế chấp nhưng khả năng trả nợ của người vay suy yếu cũng được xếp vào nợ có mức tổn thất cấp 1.

+ Nợ có mức tổn thất cấp 2 bao gồm những khoản nợ có thể bị mất

gía trị hoặc mất khả năng thu hồi như những khoản nợ quá hạn có thời gian từ 6 tháng trở lên; những khoản nợ khơng có hoặc khơng đủ tài sản thế chấp, khi đến hạn không thu được hoặc có tài sản thế chấp nhưng qua q trình theo dõi, phát hiện khơng đủ giá trị pháp lí, người vay có dấu hiệu khơng trả được nợ.

+ Nợ có mức tổn thất cấp 3 gồm những khoản nợ được đánh giá khơng có khả năng thu hồi hoặc những khoản nợ thu hồi một phần khơng

Chun Đề Cuối Khố

đáng kể, xét cả về khả năng của người vay và nguồn trả nợ thứ hai khác; những khoản nợ trên 1 năm vẫn nằm im, không thu hồi được.

Trên cơ sở phân loại nợ, tập trung ưu tiên giải quyết các khoản nợ quá hạn. bằng việc thực hiện các biện pháp sau:

- Khi phát sinh nợ quá hạn cần kiểm tra hồ sơ vay vốn và tiến hành xử lý nợ quá hạn.

- Thường xuyên chỉ đạo sát sao công tác xử lý nợ quá hạn, đưa ra phương hướng và giải pháp xử lý nợ quá hạn tới từng khách hàng, từng ngành hàng. Chẳng hạn, đối với ngành xây dựng cơng trình giao thơng, đóng tàu, mặc dù đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai những các doanh nghiệp thuộc các ngành này thường vay Ngân hàng với số vốn rất lớn. Năng lực tài chính và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của họ rất hạn chế. Hơn nữa, cơ chế quản lý Nhà nước còn nhiều điểm bất hợp lý, quy chế đấu thầu không minh bạch. Nợ đọng của ngân sách nhà nước đối với ngành XDCTGT rất lớn, Tất cả những điều đó khiến cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực XDCB thường cú phỏt sinh nợ xấu tại Ngân hàng. Đối với khoản nợ của những khách hàng này, ngân hàng phải tập trung thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro ngoại bảng, thành lập hội đồng tín dụng xử lý tín dụng, chỉ xem xét bảo lãnh và cho vay những cơng trình có nguồn tiền chuyển về TK tại Chi nhánh để thu hồi nợ. Đồng thời, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng. Đối với những hồ sơ tài sản bảo đảm mà Ngân hàng đang nắm giữ cần phải rà soát lại những nội dung pháp lý, giá trị và chất lượng tài sản, đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng trong trường hợp các khoản nợ cần phải xử lý.

- Có chế độ khuyến khích thỏa đáng đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong việc xử lý nợ quá hạn, chính sách này áp dụng đối với mọi cá nhân, tập thể trong v ngoi ngnh Ngõn hng.

SV: V Thành Tâm Líp: CQ44/15.01

Häc ViƯn Tµi ChÝnh Chuyên Đề Cuối Khoá

- Tiến hành kiểm tra chéo định kỳ (ít nhất 6 tháng 1 lần) tình hình dư nợ. Tổ chức phân tích, đánh giá nợ q hạn. Tích cực, khẩn trương xử lý các trường hợp nợ quá hạn tồn đọng lõu ngày. Thường xuyên rà soát lại khách hàng và dư nợ quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kiểm tra, kiểm soát và chấn chỉnh lại các khâu trong quy trình tín dụng để hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới. Đồng thời cần áp dụng mọi biện pháp để khống chế và hạn chế nợ quá hạn xuống mức thấp nhất. Chẳng hạn, thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cho vay sai quy trình tín dụng, những trường hợp vốn vay bị sử dụng sai mục đích hoặc những trường hợp vi phạm của khách hàng, làm ảnh hưởng tới sự an toàn của vốn vay.

- Cần xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi bộ phận tham gia xét duyệt cho vay. Khi xảy ra sự cố, rủi ro tín dụng, cần có hình thức xử lý thỏa đáng đối với những sai phạm của mỗi cấp, mỗi bộ phận, theo trách nhiệm đã được xác định.

3.2.1.4. Đa dạng hóa các hoạt động tín dụng NH

Đa dạng hóa hoạt động của NH là biện pháp phân tán rủi ro, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đa dạng hóa hoạt động TDNH giúp Ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng, đáp ứng được nhiều hơn, tốt hơn nhu cầu đa dạng phong phú của các loại khách hàng. Theo đó, Ngân hàng có nhiều cơ hội để chọn lựa được các khách hàng tốt. Mặt khác, khi phát sinh các khoản rủi ro tín dụng, các Ngân hàng đã có các khoản tín dụng tốt gánh đỡ. Vì vậy giảm thiểu được những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, Ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng một cách vững chắc. Đi trước thời đại là chìa khố của thành cơng phải được coi là phương châm trong chính sách đa dạng hố sản phẩm, trong n/c triển khai sản phẩm mới của NH.

Đa dạng hóa hoạt động tín dụng Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

Chuyên Đề Cuối Kho¸

Một là, tổ chức nghiên cứu thị trường nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, n/c đối thủ cạnh tranh, để đưa ra kịp thời các hình thức tín dụng, các sản phẩm dịch vụ mới, tạo sự khác biệt, sự độc đáo trong kinh doanh của Ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống, sinh hoạt ngày càng đa dạng, phong phú. Do đó, Ngân hàng khơng thể chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà phải thường xuyên n/c thị trường để mở rộng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới như tín dụng th mua, tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự phát triển khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho NH có thể triển khai áp dụng các dịch vụ mới như các loại thẻ, bao thanh tốn, biên lai tín thỏc, tín dụng xuất khẩu trọn gói. Khi các điều kiện kỹ thuật, cơng nghệ cho phép Ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng tại nhà đối với các khách hàng.

Hai là, khai thác tối đa lợi thế của Ngân hàng để tư vấn trọn gói đối với khách hàng.

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, dịch vụ tư vấn của Ngân hàng có nhiều ưu thế so với dịch vụ tư vấn của các tổ chức khác. Các khách hàng thường muốn có thơng tin đầy đủ, chính xác đáng tin cậy về Ngân hàng phục vụ mình và các đối thủ trên thương trường. Do Ngân hàng là trung gian thanh tốn, tín dụng, tiền tệ nên họ muốn ký hợp đồng tư vấn với Ngân hàng để được tư vấn về vấn đề mà họ quan tâm. Ngân hàng cần phát huy và khai thác lợi thế này để củng cố niềm tin của khách hàng, tạo uy tín cho Ngân hàng, thu hút và giữ khách hàng, chất lượng tư vấn ngày càng được nâng cao. Ngân hàng có thể giới thiệu cho khách hàng sử dụng hệ thống Internet banking của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ba là, xác định giới hạn và phạm vi đa dạng hóa hoạt động của TD của NH. Việc đa dạng hóa hoạt động của NH mang lại nhiều lợi ích cho NH. Song việc đa dạng hóa đó cũng phải được xác định trong giới hạn và phạm vi

SV: Vũ Thành Tâm Líp: CQ44/15.01

Häc ViƯn Tµi ChÝnh Chuyên Đề Cuối Khoá

cho phộp, bảo đảm sự an toàn của các hoạt động và sản phẩm dịch vụ được sử dụng

Để xác định giới hạn và phạm vi độ đa dạng hóa hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần quản lý chặt chẽ các khoản vay nói chung cũng như tài sản có rủi ro nói riêng để định lượng mật độ rủi ro. Qua đó, NH có thể mở rộng các khoản cho vay tốt dưới nhiều hình thức để bù lại những rủi ro có thể xảy ra đối với những khoản vay có chất lượng kém.

3.2.1.5 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp

Chính sách khách hàng thể hiện ở cơ cấu khách hàng, các biện pháp thu hút, mở rộng, giữ chân khách hàng.

Xây dựng cho Ngân hàng một cơ cấu khách hàng hợp lý. Trong đó, cần chọn lọc và XD hệ thống khách hàng chiến lược, tiềm năng ở mỗi ngành nghề. Có cơ cấu khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, bảo đảm sự ổn định an tồn hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thường xun kiểm tra, rà soát, sàng lọc khách hàng. Kiên quyết loại bỏ những khách hàng yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đảm bảo các khoản vay mới có chất lượng an tồn, hiệu quả.

Chủ động, tích cực tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện để thu hút, mở rộng các đối tượng khách hàng của Ngân hàng.

Cần có chính sách riêng đối với từng loại khách hàng. Chẳng hạn,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)