Bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng máy kéo nông nghiệp (Trang 27 - 28)

BÀI 2 : BẢO DƯỠNG MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP

1. Bảo dưỡng động cơ đốt trong

1.1. Bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

1.1.1. Những hư hỏng thường gặp

Những hư hỏng thường gặp của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền thường do sử dụng động cơ không đúng, dẫn đến hiện tượng trục khuỷu và piston bị kẹt, bạc lót của gối đỡ bị xoay, vịng găng bị bó, các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền bị mòn trước thời hạn v.v..

Thông thường, nguyên nhân kỹ thuật của những hư hỏng đó là do rà trơn động cơ không đúng, không đảm bảo chế độ nhiệt, chăm sóc hệ thống bôi trơn khơng đúng, khơng khí bẩn được đưa vào ngăn phía trên piston, khơng thực hiện đúng quy tắc khởi động và tắt động cơ.

1.1.2. Kỹ thuật bảo dưỡng

Bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chủ yếu nhằm khắc phục những ngun nhân làm cho nó hao mịn trước thời hạn. Muốn thế, cần kịp thời thay dầu trong các te động cơ, quan sát hệ thống cung cấp khơng khí đốt, kiểm tra sự làm việc của động cơ theo đồng hồ báo và nghe, không để động cơ bị q tải. Khơng

cho động cơ có tải làm việc lâu khi nhiệt độ nước làm mát dưới 70 oc và quá 90oc,

làm việc quá lâu ở số vịng quay thấp khơng tải.

Những dấu hiệu bên ngồi báo hiệu cơ cấu trục khuỷu thanh truyền hư hỏng và làm giảm cơng suất động cơ, có tiếng gõ, tăng lượng tiêu hao dầu, nhiên liệu và

xả khói đen. Tiếng gõ động cơ là do bề mặt làm việc của các chi tiết quá mòn và khe hở tăng. Lắng tai nghe có thể xác định được chi tiết nào trong động cơ có tiếng gõ. Để nghe rõ, tốt nhất là dùng ống nghe, gồm có chụp tai nối với thanh kim loại và dùng cần điều khiển nhiên liệu để điều chỉnh tần số quay của động cơ sao cho tiếng gõ nghe rõ nhất.

Chỉ tháo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trong trường hợp rất hạn hữu, bởi vì việc tháo ra sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ. Trong trường hợp thay thế chi tiết, có thể sử dụng piston, bạc gối đỡ và chốt piston cùng kích thước chế tạo để sửa chữa. Việc tháo cơ cầu này nên tiến hành trong nhà xưởng.

Tiêu hao dầu nhờn tăng lên (quá 3kg trong 10 giờ làm viêc của động cơ) và khói đen là do các chi tiết nhóm piston bị mịn. Để tránh mài mịn của các chi tiết của cơ cấu này tăng lên, người sử dụng máy nhất thiết phải hồn thành những cơng việc sau:

- Hàng kíp lau sạch động cơ, khắc phục chảy dầu, nước, kiểm tra siết chặt các chi tiết bên ngồi, đặc biệt chú ý độ kín của chỗ nối bình lọc khơng khí và ống hút; kiểm tra mức độ và tình trạng dầu các te động cơ; trong thời gian làm việc quan sát áp suất dầu và màu khí xả. Khi phát hiện những dấu hiệu làm việc khơng bình thường phải khắc phục hư hỏng.

- Qua khoảng 60 giờ làm việc, thay dầu trong đáy bình lọc khơng khí, rửa và bơi dầu lưới lọc bình khơng khí.

- Qua khoảng 960 giờ làm việc, rửa và bôi dầu cuộn thép ống hơi. Kiểm tra (khơng tháo máy) tình trạng kỹ thuật của động cơ, nếu cần thiết thì thay thế vịng xéc măng, xem xét các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cạo sạch muội than ở đầu xy lanh và piston. Sau khi lắp xy lanh vào khối các te cần xiết chặt ê cu theo trình tự quy định.

Bình thường các cơ cấu trục khuỷu thanh truyền khơng cần thay thế, khi nó làm việc ít nhất là 5.000 giờ.

Khi khe hở trục khuỷu và bạc gối đỡ tới 0,3 mm hoặc độ méo của cổ đến 0,15 mm thì cần phải rà lại cổ và thay bạc gối đỡ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng máy kéo nông nghiệp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)