KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP của các nước trên thế giới năm 2017 (Trang 36 - 41)

5.1.Khuyến nghị:

Từ những phân tích bên trên, để có được sự tăng trưởng về chỉ số GDP lâu dài trong tương lai, chính phủ cần có những chính sách :

Tổng đầu tư trong nước:

Tổng đầu tư trong nước của một quốc gia ln có tác động mạnh đến nền kinh tế của quốc gia đó, do vậy mà việc phát huy các nguồn vốn đầu tư trong nước là một trong những chủ đề quan trọng đối với không chỉ các quốc gia đang phát triển mà còn cả những quốc gia phát triển. Dòng vốn đầu tư trong nước đã mang đến những cái thiện tích cực cho nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển luôn phải cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để nâng cao dịng vốn đầu tư trong nước.

Cuộc cách mạng 4.0 cũng đang tác động mạnh mẽ đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực và đang đặt ra những thách thức lớn nhưng đồng thời cũng mang đến rất nhiều cơ hội. Để tận dụng được những cơ hội đó, địi hỏi các nước phải xây dựng và phát triển chiến lược dài hạn, đầu tư đích đáng cho hoạt động đổi mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tập trung đổi mới mơi hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển với tốc độ nhanh đồng thời duy trì được sự bền vững. Kết hợp hiều quả giữa tăng trưởng chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng, gắn kết hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa.

Tập trung vào tháo gỡ các khó khăn trước mắt, đẩy mạnh phát triển kinh tế các khu vực, hỗ trợ hiệu quả nhân dân ở nhiều lĩnh vực trong nước. Đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng phát triển đăm lại lợi nhuận cao và thường xuyên trong tương lai.

Chi tiêu chính phủ:

Chính phủ cần có chính sách chi tiêu hợp lý để tránh tình trạng bội chi ngân sách. Cần kiểm sốt chặt chẽ chi tiêu công để không vượt ngưỡng gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, các khoản chi ngoại bảng cân đối phải tuyệt đối tránh. Để làm

được điều này cần phải chuyển việc chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào sang chi tiêu theo các mục tiêu, kết quả đầu ra. Tiến hành xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) để phân bổ các nguồn lực hợp lý cho các chương trình, dự án ưu tiên trong đời sống xã hội, áp dụng hệ thống giám sát và chi tiêu công (M&E) vào tổng chi tiêu công nhấn mạnh đến việc phát triển bền vững, cải thiện quản trị cơng và đánh giá sự hài lịng của người dân.

Xuất khẩu:

+ Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liêu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu.

+ Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mơ tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngồi vào giúp thay đổi cơng nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp.

+ Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu...).

+ Thúc đẩy để sớm ký kết các Hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu (Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Autralia - Newzeland, và ASEAN - Ấn Độ).

Dân số:

Dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Để có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu

hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy phải thực hiện tốt Chương trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình thì quy mơ dân số sẽ ổn định. Nhằm đạt được các mục tiêu về dân số và kế hoạch hóa gia đình tiến tới ổn định ở mức hợp lý về quy mơ dân số địi hỏi phải được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia của tồn xã hội, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo đến củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ từ trung ương đến cơ sở; cải tiến cơ chế quản lý, chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục; vận động và cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình,...

5.2.Kết luận:

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã chọn ra các biến: tổng đầu tư trong nước, chi tiêu chính phủ, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, dân số và biến giả liên quan đến tỉ lệ thất nghiệp. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng và tương đối đầy đủ về tác động của các biến đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Nhờ việc chạy mơ hình và đưa ra những kiểm định, tiểu luận có những nhận xét đầy đủ về ảnh hưởng của các biến độc lập được đưa vào đối với biến phụ thuộc, qua đó một phần giúp các quốc gia có cái nhìn đúng về vấn đề đang được nghiên cứu mà qua đó có những giải pháp phù hợp.

Kết quả mơ hình thu được cho thấy, biến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và biến giả về tỉ lệ thất nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê trong khi các biến tổng đầu tư, chi tiêu chính phủ, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và dân số có ý nghĩa tác động dương và giải thích được tới 99.06% biến tổng sản phẩm quốc nội. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cũng như nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong và ngồi nước. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã thành cơng trong việc giải thích được tác động dương của biến nhập khẩu lên GDP mà nhiều bài nghiên cứu khác, trong đó có những bài nghiên cứu của nhóm sinh viên Ngoại thương vẫn chưa có lời giải đáp. Mơ hình nhóm nghiên cứu xây dựng ban đầu cịn mắc nhiều khuyết tật, song nhóm đã tiến hành xử lý thành cơng từng khuyết tật của mơ hình.

Cuối cùng, dựa vào những kết luận được rút ra từ phân tích trên, nhóm nghiên cứu cũng đã đề ra được một số giải pháp để các quốc gia có những chính sách, biện pháp đúng đắn nhằm cải thiện tổng sản phẩm quốc nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adams, S. (May 2009), “Can foreign direct investment (FDI) help to promote

growth in Africa”, African Journal of Business Management , Vol 3(5) pp 178-

183.

2. Agell, J., T. Lindh and H. Ohlsson (1994), “Growth and the Public Sector: A

Critical Review Essay”, European Journal of Political Economy, Vol. 13, 33-52.

3. Alfaro, L. (April 2003), “Foreign Direct Investment and Growth”, Harvard Business School.

4. Alfaro, L., & Charlton, A. (May 2007), “Growth and the Quality of Foreign Direct

Investment”, Harvard Business School and NBER and London School of

Economics.

5. Anh-The Pham (2008), “The Composition of Government and Economic Growth:

Evidence from Vietnam”, Vietnam Financial Journal, No. 6, June, 2008.

6. Aschauer, David A. (1999), “Is Public Expenditure Productive”, Journal of Monetary Economics, 23,177-200.

7. Barro, R.J., (1990), “Government Spending in a Simple Model of Endogenous

Growth”, Journal of Political, Economy 98, part 2, S103–S125.

8. Barro, R.J., (1991), “Economic growth in a cross section of countries”, Quarterly

Journal of Economics 106, 407–444.

Barro và Sala-i-Martin (1995), “Economic Growth”, McGraw-Hill Companies.

9. Bakari, Sayef, 2017. "The Nexus between Export, Import, Domestic Investment and 10.Economic Growth in Japan" ,MPRA Paper. 76110, University Library of Munich,

Germany.

11. Balassa, B. (1978), “Exports and Economic Growth:Further Evidence”, Journal of Development Economics, vol. 5, pp. 181-189.

12. Jeffrey A. Frankel and David Romer, “Does Trade Cause Growth?” ,American Economic Review, vol. 89, no. 3 (June 1999), pp. 379–99.

13. Mankiw, Romer và Weil (1992), “A Contribution to the Empirics of Economic

Growth”, Quarterly Journal of Economics 107.

14. Mohsen, A.S. (2015), “Effects of exports and imports on the economic growth of

Syria”, Euro-Asian Journal of Economics and Finance, 3(4), 253-261

15. Nguyễn Quốc Anh (2007), “Thực hiện cơng tác dân số Việt Nam nhìn từ bài học

kinh nghiệm của Trung Quốc”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 5(74).

16. Solow, R. (1956), “A Contribution to the Theory of Economic Growth”, Quarterly Journal of Economics 70.

18. https://www.econlib.org/how-imports-increase-gdp/

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP của các nước trên thế giới năm 2017 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)