Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT thanh xuân (Trang 31)

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

1.3. Chất lượng thẩm định DAĐT tại NHTM

1.3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT

Chất lượng cơng tác thẩm định DADT chính là việc cán bộ thẩm định rút ra kết luận một cách chính xácvề tính khả thi, tính hiệu qủa kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với một DADT của doanh nghiệp.

Nếu chấp nhận cho vay thì đối với DAĐT đó Ngân hàng sẽ cho vay với số tiền là bao nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu, phương thức cho vay như thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.

Mặc dù cơng tác thẩm định đã góp phần đưa lại những kết quả rất lớn cho nền kinh tế, nhưng vẫn cịn có những tồn tại chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước. Vì vậy tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kì đổi mới.

Đối với bất kì một quốc gia nào, tốc độ phát triển của đầu tư sẽ quyết định nhịp độ phát triển kinh tế và đó chính là điều kiện cần thiết để nâng cao mức thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động, tạo công ăn việc làm cho xã hội, củng cố an ninh quốc phịng cho đất nước. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta- một nước có thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân còn ở mức nghèo khổ và nạn thất nghiệp còn cao.

Trong điều kiện các nguồn lực xã hội cịn khan hiếm và có hạn như ở nước ta, để đảm bảo được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực hạn chế trên một cách hợp lí nhất. Các kế hoạch đầu tư cùng dự án sẽ được đưa vào nhằm sắp xếp các nguồn lực theo các mục tiêu đã định. Để xác định được các nguồn lực này có được sử dụng một cách hợp lí mang lại hiệu quả như đã định khơng thì chỉ có thể thơng qua cơng tác xây dung và thẩm định dự án. Đặc biệt là quá trình thẩm định để đưa đến quyết định đầu tư hay sửa đổi quyết định hoặc hoàn toàn bác bỏ là một khâu rất quan trọng trong chu kì của dự án. Do vậy nâng cao chất lượng của q trình thẩm định ln là vấn đề hết sức cần thiết.

Mặt khác, đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 7.5% đến hết năm 2005 cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, địi hỏi cần phải có một khối lượng đầu tư và nguồn vốn lớn để đáp ứng quá trình này. Đặc biệt đối với các dự án lĩnh vực đầu tư xây dung cơ bản, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng là những dự án thường kéo dài và chưa thể tạo ra ngay sản phẩm cho xã hội. Nếu chất lượng công tác thẩm định dự án khơng được nâng cao thì rủi ro sẽ rất lớn gây khó khăn cho nền kinh tế và ngay cả bản thân

phát, lãi suất. Do vậy phải nâng cao chất lượng của công tác thẩm định một mặt để đáp ứng cho nền kinh tế, mặt khác sẽ góp phần hạn chế, phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì điều cốt lõi là phải quản lí, sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Chính việc xây dựng và thẩm định dự án sẽ đảm bảo được mục tiêu này vì quá trình này sẽ cho doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa lợi ích và chi phí trong các phương án kinh doanh, hoặc có thể chỉ ra rằng nên tổ chức lại sản xuất, cải tiến q trình quản lí, hay thay đổi thiết bị cơng nghệ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,đặc biệt trong điều kiện của nước ta phần lớn các doanh nghiệp cịn thiếu vốn, cơng nghệ trang thiết bị lạc hậu, cũ kĩ thì việc lựa chọn, xác định phương án,chiến lược kinh doanh hay một chương trình hành động đúng đắn, đó là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước, ta cần một lượng vốn rất lớn. Nếu chỉ dựa vào việc huy động nguồn vốn trong nước thì khó có thể đảm bảo được mục tiêu trên. Nếu chất lượng của quá trình thẩm định được nâng cao như: đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, thủ tục, chất lượng xây dựng và thẩm định dự án theo yêu cầu của các chương trình hợp tác của các tổ chức quốc tế, sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngồi bằng con đường như: viện trợ, vay ODA, quỹ hợp tác đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác liên doanh, đảm bảo được nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của cơng tác thẩm định có thể chia làm 2 loại: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

 Nhân tố chủ quan:

+ Con người: Đây là nhân tố được xem là cơ bản và quan trọng nhất. Trong công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM, cán bộ Ngân hàng là người trực tiếp thẩm định. Chất lượng thẩm định có đạt được hay khơng, trình độ thẩm định só đầy đủ hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ. Có thể hiểu đây là sự am hiểu về quy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủ yếu khi xem xét dự án của cán bộ. Bên cạnh đó, để cho các phân tích được xác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là phải có sự hiểu biết sâu rộng với các lĩnh vực khác ngồi Ngân hàng. Đó là những kiến thức về kinh tế chính trị, pháp luật,Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

+ Thông tin: thẩm định DAĐT được tiến hành trên cơ sở các thơng tin thu thập từ nhiều nguồn . Vì thế thơng tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc thẩm định được thành công. Việc thu thập các thơng tin đúng, đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanh nghiệp, ra quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ của Ngân hàng.

+ Phương pháp thẩm định: Với nguồn thông tin đã thu thập được, do mỗi dự án có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựa chọn, đưa ra được phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp. Làm được điều đó sẽ đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thành công.

+ Công tác tổ chức điều hành: Thẩm định DAĐT là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Công tác thẩm định bao gồm cả 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cần

thiết để các bước thực hiện một cách hợp lý và khoa học. Mặt khác, phương thức điều hành hợp lý của ban lãnh đạo sẽ là cơ sở phát huy năng lực của cán bộ thẩm định. Việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận sẽ giúp cho việc thẩm định được chính xác, khách quan và dễ dàng hơn.

+ ứng dụng khoa học công nghệ: Hiện nay trong các Ngân hàng việc lưu trữ và xử lý thông tin hầu hết được thực hiện trên máy tính. Đồng thời hệ thống mạng cũng giúp Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thu thập thơng tin. Nhờ đó, cơng tác thẩm định được tiến hành dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro do sai sót trong tính tốn, tiết kiệm thời gian tạo hiệu quả cao trong thẩm định.

 Nhân tố khách quan.

+ Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các DAĐT phát triển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và để đạt được những mục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội. Nhà nước bao giờ cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vực này vì nó ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Sự quan tâm đó thể hiện qua công tác quản lý Nhà nước với các DAĐT. Một DAĐT , nhất là các dự án có quy mơ lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy khi Ngân hàng thẩm định dự án không thể đi ngược lại với chiến lược chung của quốc gia.

+ Tính xác thực của thơng tin tự doanh nghiệp: Dù trình độ cán bộ thẩm định có tốt đến đâu cũng khó có thể đi sâu và nắm vững được tình hình nội bộ của doanh nghiệp. Như vậy chất lượng của việc thẩm định khách hàng bị hạn chế. Do đó, việc cung cấp thơng tin đúng, đủ, chính xác của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác doanh

nghiệp. Có thể nói, sự hợp tác và năng lực thực sự của doanh nghiệp là một sự đảm bảo tốt cho Ngân hàng thẩm định DAĐT

+ Những biến động của mơi trường, thị trường: Một DAĐT thường có tuổi thọ khá dài. Do đó, nhận định của Ngân hàng có thể bị sai lệch do yếu tố môi trường, thị trường thay đổi làm cho xuất hiện hoặc thành hiện thực các loại rủi ro tiềm ẩn từ trước. Nếu khơng có biện pháp chống đỡ, dự phịng từ trước thì Ngân hàng có thể gặp rủi ro rất lớn. Mặt khác, những biến động của thị trường rất phức tạp, nó vượt ra ngồi vịng kiểm sốt của doanh nghiệp, ảnh hưởng tói dự án và đương nhiên Ngân hàng rất khó có thể thu hồi vốn và có lãi như dự kiến. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cũng như Ngân hàng phải có những phương pháp tích cực dự báo về thị trưịng thật tốt nhằm giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ , cơng tác thẩm định cịn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính chất quốc tế, nhất là biến động về chính trị và tài chính làm cho tiền tệ và giá cả thế giới mất ổn định. Ngồi ra nó cịn bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý ngoại tệ của Nhà nước.

Kết Luận Chương 1

Trong quá trình phát triển kinh tế ,hoạt động thẩm định giá là một hoạt động vô cùng cần thiết không chỉ trong ngành ngân hàng mà trong rất nhiều lĩnh vực , nó được xem như là một hoạt động khơng thể thiếu.Do đó việc phát triển và ngày càng nâng cao hoạt động thẩm định giá nói chung và hoạt động thẩm đinh dự án đầu tư nói riêng là hoạt động cấp thiết mang tính sống cịn đối với hoạt động ngân hàng ,đặc biệt là đối với các Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Qua nội dung đã được nghiên cứu tại chương 1 trong luận văn này ,có thể rút ra một số kết luận sau :

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG THANH XN.

2.1. Khái qt q trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngânhàng Cơng thương Thanh Xuân hàng Công thương Thanh Xuân

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.

Ngày 22/4/1997 NHCT Việt Nam công bố quyết định số 17/HĐQT - QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc thành lập NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân trực thuộc Chi nhánh NHCT Đống Đa trên cơ sở nâng cấp phịng giao dịch Thượng Đình và chính thức đi vào hoạt động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đơ Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Bộ máy tổ chức gồm 4 phòng với 50 CBNV; cán bộ lãnh đạo quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm, mạng lưới huy động vốn mỏng chỉ có 2 QTK trên 11 phường Quận Thanh Xuân,

Từ khi thành lập 4/1997 đến 2/1999 trực thuộc Chi nhánh NHCT Đống Đa và từ tháng 3/1999 đến nay là đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam. 12 năm bước vào hoạt động, với chức năng là một Ngân hàng thương mại Quốc doanh được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, sự ủng hộ giúp đỡ của Cấp uỷ Chính quyền, các Ban ngành địa phương và với tinh thần trách nhiệm, tập thể Đảng uỷ, Ban giám đốc đã bám sát và tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, các tổ chức đồn thể tích cực phát động hiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp các mặt công tác. Do đó, 12 năm ra đời và phát triển NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xn gồm có 4 phịng và 50 CBCNV năm 1997, và hiện nay là 24 phòng và 262 CBCNV hoạt động ở tất cả các phịng ban. Trong đó có 15 thạc sĩ, 207 trình độ đại học cịn lại là cao đẳng và trung học. Điều này thể hiện sự phát triển về nguồn nhân lực của chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của tồn cơng ty.

nhánh và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo ngân hàng Công thương Việt Nam.

Phịng kế tốn: Là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các giao dịch

với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm với các giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến tứng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

Phòng kho quỹ: điều chuyển tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Công

thương, thu chi tiền mặt, là nơi lưu trữ và cất giữ các giấy tờ có giá như séc trắng, thẻ tiết kiệm, sổ đỏ, và các giấy tờ có giá của khách hàng.

Phòng khách hàng 2: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách

hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: : tín dụng đầu tư, chuyển tìên, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có

nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của NHCTVN.

nghị xin vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền, đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT thanh xuân (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)