(giá trị của phép kiểm chứng T-test): xác suất xảy ra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Trang 25 - 30)

liên tục.

Hệ số biến thiên (CV): Hệ số biến thiên là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo

mức độ biến động tương đối của những tập hợp dữ liệu chưa phân tổ có giá trị bình qn khác nhau. Hệ số này được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình. Giữa 2 tập hợp dữ liệu, tập nào có hệ số biến thiên lớn hơn là tập có mức độ biến động lớn hơn.

b. Về đánh giá năng lực của học sinh

Để tiến hành đánh giá năng lực hợp tác, năng lực thiết kế kĩ thuật của HS, chúng tôi tiến hành đánh giá ở cả lớp TN và lớp ĐC. Người đánh giá là GV giảng dạy, các giáo sinh đang tham gia thực tập sư phạm, HS thuộc nhóm dự án dựa trên các bảng kiểm quan sát (Xem phần phụ lục Bảng kiểm quan sát). Trên thực tế, đánh giá năng lực là việc làm khó khăn vì cần một q trình hình thành cho người học. Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung quan sát, ghi chép các biểu hiện là dấu hiệu tích cực cho thấy DHDA tạo cho HS một môi trường học tập tự nhiên để HS bộc lộ nhu cầu hợp tác. Còn về năng lực thiết kế kĩ thuật chúng tôi cũng tập trung vào biểu hiện tích cực của HS tìm kiếm các giải pháp thiết kế phù hợp với dự án. Trong 5 tuần thực nghiệm chúng tôi cố gắng quan sát, ghi chép các biểu hiện của từng thành viên để làm cơ sở đánh giá. Với mỗi năng lực, chúng tôi đánh giá các tiêu chí, kết quả được xử lí bằng phần mềm SPSS 20 để tính ra giá trị trung bình của từng tiêu chí và đánh giá năng lực theo 5 mức: Giá trị trung bình từ 1.00 – 1.80: chưa có năng lực; Giá trị trung bình từ 1.81 – 2.60: năng lực thấp; Giá trị trung bình: 2.61 – 3.40: năng lực trung bình; Giá trị trung bình: 3.41 – 4.20: năng lực khá; Giá trị trung bình: 4.21 – 5.00: năng lực tốt.

4.2. Thực nghiệm vòng 1 (thực nghiệm thăm dò)

Kết quả định lượng

Kết quả bài kiểm tra: Ở bài kiểm tra đầu vào của vòng 1, số lượng câu trả lời đúng của hai lớp thực nghiệm và đối chứng khơng có sự chênh lệch nhiều được thể hiện qua điểm số trung bình và độ lệch chuẩn tương đương nhau. Học sinh của hai nhóm đa số đạt điểm 7 và 8 câu đúng. Thấp nhất là 5 câu và khơng có HS nào trả lời dưới 5 câu. Từ kết quả đó có thể nhận xét rằng, hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau. Bảng kết quả đầu ra cho thấy, ở trường tiểu học Tô Hiệu, học sinh của lớp 4 đối tượng thực nghiệm có kết quả trung bình sau thực nghiệm là 8.06 cao hơn kết quả trung bình đầu vào 0,85 điểm, trong khi

đó ở lớp đối chứng khơng có sự khác biệt về kết quả trung bình trước và sau thực nghiệm. Đối với trường tiểu học Võ Thị Sáu, điểm trung bình của lớp thực nghiệm có sự chênh lệch là 1 điểm (trước thực nghiệm là 7,03, sau thực nghiệm là 8,03. Khơng có sự thay đổi nhiều ở lớp đối chứng.

Kết quả đánh giá năng lực hợp tác: có sự khác biệt giữa năng lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, trong đó năng lực hợp tác của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Ngồi ra, giá trị này cịn khẳng định sự khác biệt này hồn tồn khơng phải là ngẫu nhiên, hay nói cách khác việc vận dụng dạy học dự án trong mơn kĩ thuật có hiệu quả trong việc phát triển năng lực hợp tác của học sinh.

Kết quả định tính

Đối với giáo viên

Vai trị của giáo viên đã thay đổi so với cách dạy môn kĩ thuật theo phương pháp thông thường. Ban đầu những giáo viên tham gia thực nghiệm tỏ ra lo ngại sẽ không thể tổ chức được vì thời gian dành cho mơn học rất ít (chỉ 1 tiết/tuần), học sinh khó phối hợp làm việc để đảm bảo tiến độ của dự án, học sinh thiếu kĩ năng thu thập thông tin và xử lí các thơng tin vì chưa quen với cách làm việc này. Tuy nhiên, chỉ sau tuần đầu triển khai thực hiện, quan điểm của giáo viên đã có những thay đổi, giáo viên bắt đầu có trao quyền cho học sinh thực hiện và giám sát thường xuyên hoạt động của học sinh để đảm bảo dự án được thực hiện đúng hướng. Thay vì cung cấp sẵn kiến thức thì GV đặt ra những câu hỏi, thắc mắc để HS tìm hiểu sâu về vấn đề, kế hoạch dự án được cụ thể và chi tiết để làm căn cứ cho việc đánh giá kết quả thực hiện của học sinh. Sau thực nghiệm lần thứ nhất, giáo viên tham gia thấy tự tin hơn và kết nối được nhiều kiến thức trong các môn học vào môn kĩ thuật và thực tiễn cuộc sống. Đề xuất của giáo viên tham gia thực nghiệm là trước khi dạy học dự án cần bồi dưỡng cho học sinh một số kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổng hợp và trình bày dự án, kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng đánh giá chéo.

Đối với học sinh

Tính tích cực tham gia: Lúc đầu, một số HS tỏ ra lúng túng trong việc phát triển chủ

đề dự án, khó khăn trong việc lập kế hoạch thực hiện và tìm kiếm thơng tin. Sau tuần đầu, học sinh thích nghi nhanh chóng và nỗ lực tìm kiếm thơng tin, tự tin trình bày kết quả nhiệm vụ của mình. Mạnh dạn đề xuất ý tưởng và sẵn sàng tham khảo ý kiến của các bạn trong nhóm và xin ý kiến giáo viên khi có những khó khăn, thắc mắc

Sự hứng thú của học sinh: Học sinh chăm chú, tỉ mỉ thực hiện từng nhiệm vụ. Đến thời

hạn hoàn thành hồ hởi báo cáo và chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.

Sự hợp tác làm việc: Với thời gian có hạn, dự án khơng thể hồn thành vào giờ nội

khóa, cũng khơng thể chỉ thực hiện cá nhân. Kết quả dự án là sự nỗ lực của từng cá nhân trong nhóm. Quan sát học sinh, thấy rằng ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, các thành viên còn sẵn sàng chia sẻ tài liệu, tham khảo ý kiến của các thành viên khác, biết lắng nghe và phản hồi tích cực trước những ý kiến trái chiều.

Một số kết luận rút ra từ thực nghiệm thăm dò

Về quy trình dạy học dự án: Việc tạo ra các chủ đề dự án sẽ giúp cho giáo viên chủ

động lựa chọn quy mô dự án theo thời gian, số lượng học sinh và vẫn đảm bảo nội dung mơn học. Khơng cần thiết phải có 4 quy trình dạy học, mặc dù mỗi loại dự án có đặc thù riêng, song về cơ bản muốn hoàn thành dự án vẫn cần thực hiện các bước cơ bản đó.

Về thời gian thực hiện dự án: Trong giờ chính khóa chúng tơi chỉ thực hiện các công

việc chung cần như giới thiệu chủ đề dự án, phát triển chủ đề, phân chia nhóm, xác định mục tiêu dự án, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ dự án, báo cáo và đánh giá dự án khi hồn thành. Các cơng việc khác như thu thập thông tin, gia công sản phẩm, ... sẽ thực hiện ngồi giờ học ngoại khóa.

Về các phương tiện và kinh phí: Để thực hiện tốt dự án rất cần có sự của người lớn

như: phụ huynh, nhân viên trong nhà trường, ... Do đó trước khi thực hiện dự án GV cũng cần lưu ý đến yếu tố này.

Về giáo viên tham gia thực nghiệm: Trước khi thực hiện dự án cần trao đổi cụ thể về

cách làm, mục tiêu và các giá trị của dạy học dự án để giáo viên nắm bắt và thực hiện hiệu quả.

Về học sinh: Cần thiết phải bồi dưỡng một số kĩ năng cho HS trước khi bắt tay thực

hiện dự án

4.3. Thực nghiệm vòng 2 (thực nghiệm tác động)

Kết quả định lượng

Kết quả kiểm tra: Trước khi tiến hành thực nghiệm tác động chúng tôi tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm học sinh bằng bài kiểm tra có 10 câu hỏi, thời gian 15 phút. Các câu hỏi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải nắm chắc các kiến thức đã học và trả lời nhanh. Kết quả bài kiểm tra cho thấy: số lượng câu trả lời đúng của cả hai nhóm khơng có sự chênh lệch nhiều. Kết quả các bài kiểm tra của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều được trải từ 5 câu đến 9 câu đúng, trong đó, số lượng các bài kiểm tra đạt 7 câu đúng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. sau khi tiến hành thực nghiệm tác động kết quả trung bình của nhóm thực nghiệm đã cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Cụ thể: Ở nhóm lớp 4 Trường tiểu học Tơ Hiệu kết quả trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.91 cao hơn kết quả trung bình của nhóm đối chứng là 0,72. Đối với lớp 4, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu kết quả trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.84, nhóm đối chứng là 7,19.

Đánh giá năng lực: Kết quả cho thấy năng lực hợp tác, năng lực thiết kế kĩ thuật của của học sinhlớp thực nghiệm cao hơn năng lực hợp tác của học sinh lớp đối chứng. Điều này cũng cho thấy dạy học dự án góp phần vào việc phát triển năng lực hợp tác của học sinh.

Kết quả định tính

Giáo viên rất tự tin tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quan sát q trình thực hiện chúng tơi nhận thấy giáo viên tin tưởng và sử dụng dạy học dự án mơn kĩ thuật theo các bước trong quy trình một cách nhịp nhàng, có sự kết nối giữa các hoạt động. Khó khăn của giáo viên theo quan sát của chúng tôi là đánh giá khi kết thúc dự án. Đánh giá chung của giáo viên là dạy học dự án phù hợp với đặc thù của môn kĩ thuật, quy trình dạy học dự án được thiết kế phù hợp, dễ sử dụng. Dạy học môn kĩ thuật bằng dự án tạo cơ hội cho học sinh được học tập thông qua trải nghiệm, học sinh hứng thú các vấn đề trong dự án vì vậy rất tích cực tham gia hoạt động nhờ đó phát triển các kĩ năng.

Đối với học sinh

Khác với lối dạy học truyền thống, trong dạy học dự án, học sinh được trao quyền lựa chọn dự án, chọn những người cùng tham gia, được tự lập kế hoạch thực hiện nên học sinh rất hào hứng và phấn khởi. Tất cả các thành viên tham gia và nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Giờ nghỉ giải lao, nghỉ trưa các em cũng tranh thủ cùng xuống vườn hoa để chụp ảnh, quay phim, cùng nhau gia công sản phẩm, hoặc nhờ giáo viên giải đáp thắc mắc,…Đặc biệt, một số phụ huynh còn cùng tham gia với các em trong việc chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ để gia công sản phẩm, tạo không gian trưng bày sản phẩm. Đánh giá chung là HS hứng thú với các dự án môn kĩ thuật, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác để hoàn thành dự án của nhóm. Buổi báo cáo dự án, giới thiệu sản phẩm rất ý nghĩa và bổ ích với các em.

4.4. So sánh kế hoạch bài dự án và bài dạy truyền thống

Thứ nhất, Bài dạy truyền thống được thiết kế theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo (Công văn 2345), mỗi bài được thiết kế 4 hoạt động: hoạt động khởi động, kết nối; Hoạt động hình thành kiến thức mới; hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng trải nghiệm. Việc vận dụng dạy học dự án trong các mơn học nói chung và mơn kĩ thuật nói riêng khơng thiết kế theo kế hoạch bài dạy gồm 4 hoạt động như bài dạy truyền thống, lí do, trước khi thực hiện dự án, giáo viên và học sinh đã thiết kế nhiệm vụ học tập thành chủ đề và phát triển thành dự án không phải bài học như trong sách giáo khoa.

Thứ hai, Mặc dù không thiết kế theo 4 hoạt động của bài dạy truyền thống song dạy học dự án triển khai đầy đủ các hoạt động học tập, trong đó học sinh được tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, thực hành, luyện tập và vẫn đạt các yêu cầu như dạy học truyền thống. Hơn thế học sinh được lựa chọn nhiệm vụ học tập, tự lập kế hoạch thực hiện cho cá nhân và cho nhóm, nhiệm vụ học tập trong dạy học dự án vượt ra khỏi phạm vi lớp học, gắn với thực tiễn cuộc sống, học sinh được vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường để giải quyết các vấn đề thực tiễn, sản phẩm của dự án có giá trị cả về vật chất và tinh thần đối với học sinh.

Thứ 3, Để thực hiện dự án, học sinh phải đóng nhiều vai trị, thực hiện các nhiệm vụ đa dạng như điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh,… đây là cơ hội hình thành các kĩ năng, bồi dưỡng năng lực cho học sinh.

Thứ 4, Vai trò của giáo viên cũng thay đổi, trong dạy học dự án, giáo viên không chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, giám sát mà còn là người cùng tham gia, tạo ra sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Bối cảnh giáo dục hiện nay đang đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ cần nghiên cứu và vận dụng các phương thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tìm kiếm, khám phá kiến thức đồng thời cũng phát triển năng lực của học sinh. Dạy học dự án là một kiểu dạy học đáp ứng được các yêu cầu trên do đó cần được nghiên cứu và vận dụng trong dạy học môn kĩ thuật và chuẩn bị thực hiện chương trình cơng nghệ 2018. Trong luận án này, chúng tơi đã thực hiện đúng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án giải quyết được các nhiệm vụ:

1.1. Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của dạy học dự án trong dạy học môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 làm rõ quan điểm về dạy học dự án, khái niệm dạy học dự án, bản chất, đặc điểm… của dạy học dự án trong môn kĩ thuật. Luận án cũng phân chia dự án mơn kĩ thuật thành 4 loại: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành, dự án hỗn hợp đồng thời đưa ra các đặc điểm của từng loại dự án đó.

1.2. Đề tài cũng khảo sát thực trạng dạy học môn kĩ thuật và thực trạng vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy mức độ vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật rất hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi thiết kế quy trình dạy học dự án đơn giản, dễ sử dụng đối với giáo viên và học sinh tiểu học đồng thời chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt và trao đổi thảo luận về dạy học dự án, quy trình thực hiện, cách thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh với GV cộng tác thực nghiệm sư phạm.

1.3. Thiết kế quy trình dạy học dự án theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Vận dụng quy trình để thiết kế một số chủ đề dự án trong môn kĩ thuật. Luận án cũng đưa ra những lưu ý khi vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật và các phương pháp, kĩ thuật dạy học được sử dụng hỗ trợ cho dạy học dự án.

1.4. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm, đánh giá tính phù hợp của quy trình và đánh giá kết quả dạy học môn kĩ thuật đồng thời đánh giá các năng lực: làm việc nhóm, năng lực thiết kế kĩ thuật của học sinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy khả thi và đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Trong tương lai, chúng tơi sẽ tiếp tục hồn thiện, bổ sung theo hướng tiếp tục củng cố phần cơ sở lí luận. Xây dựng và mở rộng các chủ đề dạy học dự án trong môn kĩ thuật và ứng dụng để dạy học ở các lớp của bậc học.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)