Cạnh tranh thương mại giữa hai quốc gia ngày càng trở nên gay gắt

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung lối đi nào cho quan hệ hai cường quốc (Trang 25 - 26)

II. Tình hình chiến tranh thương mại Trung – Mĩ

4. Cạnh tranh thương mại giữa hai quốc gia ngày càng trở nên gay gắt

Có thể ví những diễn biến tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây, giống như một trận đấu quyền anh giữa 2 võ sĩ ngang tài ngang sức. Trong hiệp đấu đầu tiên, các võ sĩ mới chỉ dừng ở những đòn đánh khá nhẹ, mang tính chất thăm dị, cảnh báo lẫn nhau.

Thế nhưng, cả hai đều muốn vươn lên giành thế chủ động nên đã liên tiếp tung ra một loạt các đòn đánh nhanh và mạnh. Ngày 1/3/2018, Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu với các mặt hàng nhơm và thép của nhiều nước trong đó có Trung Quốc. Chỉ 3 tuần sau đó, một đòn đánh trực diện và quyết liệt hơn, Mỹ cơng bố gói trừng phạt trị giá 60 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Kể từ đây, 2 bên bắt đầu ăn miếng trả miếng, khi Trung Quốc tỏ ra không hề lép vế. Chỉ 1 ngày sau khi Bắc Kinh áp thuế trả đũa với 3 tỷ USD hàng hóa Mỹ, đến lượt

gói trừng phạt 50 tỷ USD. Và cũng chỉ ít giờ đồng hồ sau đó, phía Trung Quốc đáp trả với một địn đánh có cường độ tương đương.

Trên đây là một vài động thái đáp trả gay gắt từ 2 bên khi cuộc chiến tranh thương mại ngày càng trở nên gay gắt. Đầu tiên là đưa ra những tuyên bố, quyết định cứng rắn, sau đó là gây sức ép, buộc các bên phải chấp nhận đàm phán một thỏa thuận công bằng hơn. Bằng cách này bên đó nhận được những nhượng bộ nhất định, tuy nhiên bên còn lại cũng vẫn chuẩn bị rất kĩ khi không ngần ngại đưa ra những biện pháp đáp trả. Hệ quả là căng thẳng giữa hai bên khơng những khơng hạ nhiệt mà cịn tăng cao.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung lối đi nào cho quan hệ hai cường quốc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)