Xét trên nền kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung lối đi nào cho quan hệ hai cường quốc (Trang 40 - 42)

V .Giải pháp hạn chế ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tại iệt Nam

1. Xét trên nền kinh tế vĩ mô

Kiểm soát chặt chẽ các khâu nhập khẩu

Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc “nổ” ra, có thể sẽ tạo nên làn sóng khiến hàng hóa của Trung Quốc ồ ạt nhập vào Việt Nam, sau khi đồng nhân dân tệ bị giảm giá và hàng của Trung Quốc không thể xuất sang Mỹ được nhiều như trước. Do đó nếu Trung Quốc muốn duy trì cơng suất và mức độ tăng trưởng của mình thì phải tìm thị trường mới. Một trong những thị trường tiềm năng của nước này có thể là Việt Nam. Hơn nữa, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư, cùng với đó có thể giảm đầu tư ra nước ngồi vì nhận thấy, thị trường hiện nay khơng an toàn và họ phải nghiên cứu thị trường mới để tiếp tục đầu tư, mở rộng thị trường trong tương lai. Đây là hệ quả mà Việt Nam cần xem xét, nỗ lực tối đa để tránh.

Trước tình hình đó việc Việt Nam kiểm sốt chặt chẽ tất cả các khâu nhập khẩu là vô cùng cần thiết. Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa xuất khẩu để tránh khi Mỹ có thể ra địn lớn với Việt Nam. Bởi một khi Mỹ ra đòn với Trung Quốc thì cũng khó có thể loại trừ khả năng, một ngày nào đó Mỹ cũng có thể ra địn đánh thuế tương tự vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của hang hóa để hạn chế tối đa tác động của cuộc chiến tranh thương mại gây ra.

Đẩy mạnh cải cách, củng cố hệ thống tài chính, thúc đẩy khởi nghiệp

Trong bối cảnh căng thăng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, hơn bao giờ hết Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình cải cách, củng cố hệ thống tài chính, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa tài khoản vốn, tăng cường minh bạch, cũng như đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực để thúc đẩy xu hướng khởi nghiệp.

Gần 25% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 15, do đó Việt Nam cần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đi khắp đất nước. Dưới góc nhìn của Nikkei, đây chính là cơ hội để Chính phủ có thể nhanh chóng nâng mức sống của người dân Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6,3% trong suốt 12 năm qua, thu nhập trên đầu người hàng năm của Việt Nam đã lên tới 2.385 USD, gấp hơn 6 lần năm 2000. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn rất nhiều mức thu nhập của Trung Quốc là 9.000 USD. Mặt khác, Việt Nam vẫn phải nỗ lực để thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng và hạn chế tình trạng bất bình đẳng, theo Nikkei, chính phủ Việt Nam cần thay đổi động lực tăng trưởng cơ bản, trong đó việc cần thiết là bớt phụ thuộc vào biện pháp nới lỏng tiền tệ. Bất cứ biện pháp nới lỏng nào nhằm hạ lãi suất tái cấp vốn (hiện là 6,25%) sẽ tạo thêm rủi ro khiến nền kinh tế phát triển quá nóng.

Giữ vị thế trung lập trong nền kinh tế

Việt Nam, với gần 100 triệu người tiêu dùng ở mức thu nhập trung bình, là thị trường hấp dẫn và sẽ được nhiều nước quan tâm. Hơn nữa, Việt Nam là cửa ngõ đi vào thị trường ASEAN và CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Do vậy, mơi trường kinh doanh tại Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại thế giới, có tính cạnh tranh rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, Việt Nam, cũng như những quốc gia khác, sẽ phải tranh đấu không ngừng để giữ gìn và phát triển các thị trường xuất khẩu của mình. Trước mắt, ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến nói trên là những khó khăn do chính quyền Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn xuất khẩu thép, nhôm, cá da trơn vào thị trường này.

Khi chiến tranh thương mại bùng nổ giữa hai siêu cường thì bên nào cũng muốn lơi kéo Việt Nam về phe của mình, và khi đã bị lơi kéo về một bên thì chắc chắn, Việt Nam sẽ chịu sự chi phối của phe đó và coi phe đối lập là “thù địch”, theo đó sẽ phải hứng chịu những đòn trừng phạt tương tự như một bên siêu cường đối địch. Để tránh rơi vào tình thế khó xử và nguy hiểm cho chủ quyền quốc gia thì cách tốt nhất là khơng theo phe nào, tức giữ vị thế “trung lập kinh tế.

Để thực hiện chủ trương “trung lập về kinh tế” mà vẫn giữ được mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thì Việt Nam một mặt phải đa phương hóa tối đa các quan hệ kinh

tế. Việc ký kết hiệp định CPTPP là bước tiến rất tốt nhưng ta cần đi xa hơn nữa để bổ sung những thị trường đã khơng cịn tồn tại. Mặt khác, ta phải ngăn chặn sự chi phối, dưới mọi hình thức của một quốc gia hay khối kinh tế, lên nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, bước đầu sẽ là đa phương hóa tối đa quan hệ kinh tế, thương mại thông qua những hiệp định FTA thế hệ mới, đồng thời sẽ khơng để một đối tác nào có một vị thế có thể chi phối được nền kinh tế quốc gia. Chính sách này khơng chỉ áp dụng cho nguồn cầu mà cả cho nguồn cung ứng cho nền kinh tế quốc gia. Tiếp đó, hạn chế tới mức khơng chi phối được các quan hệ kinh tế, thương mại với những quốc gia và khối kinh tế hiện tại. Để thực hiện bước này, Chính phủ sẽ sửa đổi Luật Cạnh tranh theo đúng tinh thần của nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng và nghiêm cấm sự chi phối thị trường của một doanh nghiệp, một quốc gia hay một khối kinh tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung lối đi nào cho quan hệ hai cường quốc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)