Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.2.1. Khái quát về kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án
Trên cơ sở nghiên cứu những cơng trình khoa học đã được cơng bố ở trong và ngồi nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Về mặt lý luận
Thứ nhất, các tác giả đã khá thống nhất trong nội hàm của khái niệm PBXH,
cội nguồn của vấn đề PBXH là từ quyền lực nhân dân. Các cơng trình khoa học đã đề cập đến khái niệm PBXH ở các mức độ khác nhau. Xác định được vai trò của hoạt động PBXH đối với việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Một số cơng trình luận giải sự cần thiết phải có hoạt động PBXH xuất phát từ yêu cầu khách quan quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước để quản lý xã hội, vì vậy để hạn chế sự tha hóa quyền lực, sự lạm quyền của nhà nước, nhân dân cần phải giám sát, phản biện hoạt động của bộ máy nhà nước.
Việc phản biện được thực hiện thông qua phản biện bên trong và phản biện bên ngoài. Chủ thể thực hiện phản biện bên ngoài - PBXH, là loại phản biện khơng mang tính quyền lực nhà nước, bao gồm PBXH của các tổ chức CT - XH, tổ chức xã hội và cá nhân cơng dân, trong đó, MTTQ Việt Nam là kênh quan trọng nhất của PBXH.
Thứ hai, các cơng trình đã luận chứng được vị trí, vai trị của MTTQ Việt Nam
trong đời sống chính trị đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Khẳng định PBXH là một trong những hoạt động cơ bản của MTTQ vì Mặt trận là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nếu không thực hiện tốt chức năng PBXH thì MTTQ khơng thể hồn thành vai trị đại diện bảo vệ lợi ích, cơ sở chính trị cho mọi tầng lớp nhân dân.
Thứ ba, các cơng trình bước đầu đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực
tiễn về PBXH của MTTQ như: chủ thể PBXH, đối tượng PBXH, nội dung PBXH, hình thức PBXH, điều kiện PBXH, trình tự và thủ tục PBXH của MTTQ Việt Nam.
Về thực tiễn
Thứ nhất, một số công trình đã phân tích, đánh giá thực trạng PBXH của
MTTQ Việt Nam đối với chính quyền địa phương trên cơ sở quy định của pháp luật thông qua các nội dung: phản biện dự thảo VBQPPL, dự thảo các nghị quyết, quyết định, các kế hoạch, quy hoạch, dự án,… của HĐND, UBND. Tuy kết quả chưa được như mong đợi nhưng PBXH của MTTQ bước đầu đã khơi dậy và phát huy được được ý thức dân chủ của nhân dân quan tâm và tích cực tham gia cơng việc nhà nước; góp phần tích cực vào cơng tác xây dựng và củng cố chính quyền; Mặt trận ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị thực tế của mình trong HTCT và trong đời sống xã hội.
Thứ hai, một số cơng trình đề xuất một số giải pháp để MTTQ thực hiện tốt
hơn hoạt động PBXH. Tuy nhiên, các cơng trình trên đã chưa phân biệt rạch ròi quyền lực nhà nước với quyền lực ngoài nhà nước, chưa luận giải sâu về vai trò CT - XH của MTTQ trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chưa có nhiều cơng trình luận chứng thấu đáo, đầy đủ, chưa làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của PBXH của MTTQ, phân tích mối quan hệ giữa chúng, luận giải vai trò tất yếu hoạt động PBXH của MTTQ đối với việc thực thi quyền lực của nhân dân, đặc biệt là ở chính quyền địa phương - nơi rất cần sự PBXH của MTTQ đối với hoạt động của chính quyền.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên, tuy khơng hồn tồn nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề mà luận án nêu ra, nhưng ở mức độ nhất định, trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các
nghiên cứu trên đã chỉ ra làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình cả về lý luận cũng như thực tiễn.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền địa phương, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương hướng hoạt động về chính quyền địa phương thơng qua q trình phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Chủ trương này hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, nhưng làm thế nào để việc thực hiện đạt hiệu quả là vấn đề cần phải làm sáng tỏ, trong các nội dung đó khơng thể thiếu và cần phải bảo đảm hiệu quả hoạt động PBXH của MTTQ. Thêm vào đó, u cầu xây dựng chính quyền địa phương hiệu lực, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay cũng đòi hỏi nhân dân cần phải phát huy hơn nữa vai trị của mình, đặc biệt là thơng qua MTTQ, tổ chức tập hợp quần chúng rộng lớn nhất để tham gia PBXH hoạt động của nhà nước.
Từ những yêu cầu đó, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các cơng trình nghiên cứu khoa học trước đây, luận án tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau:
Về mặt lý luận: các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: làm rõ khái
niệm, đặc điểm, đối tượng, nội dung, hình thức PBXH của MTTQ Việt Nam đối với dự thảo văn bản của chính quyền địa phương; phân tích những yếu tố tác động đến PBXH của MTTQ Việt Nam đối với dự thảo văn bản của chính quyền địa phương; nghiên cứu có chọn lọc hình thức PBXH của các tổ chức xã hội (tương tự MTTQ Việt Nam).
Về thực tiễn: luận án phân tích, đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về
PBXH của MTTQ Việt Nam; làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về PBXH của MTTQ Việt Nam đối với dự thảo văn bản của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB.
Về giải pháp: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng chính
sách, pháp luật và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB thời gian qua, luận án xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam và của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.