Chương III KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
4.1. Giáo dục – đào tạo
Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất. Phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Để có thể nâng cao được trình độ của người dân, giáo dục nên được coi như một giải pháp từ cốt lõi và lâu dài. Kết quả hồi quy của mơ hình trên cũng đã chứng minh cho việc cải thiện giáo dục đóng vai trị rất lớn trong viêc cải thiện chỉ số phát triển con người (HDI), đặc biệt là việc tăng số năm đi học. Việc cải thiện hệ thống, phương pháp giáo dục nên tập trung vào hai khía cạnh: chất lượng giảng dạy và cơ sở hạ tầng giáo dục:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đưa ra các bộ chuẩn, quy chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm; kết hợp với các trường sư phạm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại. Đào tạo, bồi dưỡng và kế hoạch tuyển dụng giáo viên các cấp. Tuy nhiên cũng cần chú trọng trong việc phát triển, khuyến khích và thu hút các cá nhân xuất sắc vào làm việc trong lĩnh vực giáo dục để có thể đề ra những chủ trương chính sách giáo dục đúng đắn.
Đề ra những chính sách khuyến khích giáo dục phổ thơng, đại học và sau đại học như hỗ trợ tài chính, tuyên truyền, ... để việc tiếp cận những chương trình giáo dục này trở lên dễ dàng hơn, qua đó có thể nâng cao trình độ tri thức của người dân.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: Ngày nay công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người, vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục là việc cần thiết. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào việc dạy và học như mơ hình lớp học thơng minh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục: Huy động vốn củng cố cơ sở hạ tầng giáo dục thường xuyên một cách có kế hoạch và tầm nhìn. Tăng cường sử dụng vốn cải thiện cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục việc học tập và nghiên cứu khoa học.