Thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG tới CHỈ số HDI của NHÓM QUỐC GIA có THÀNH tựu PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI rất CAO (Trang 31 - 34)

Chương III KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

4.3. Thu nhập bình quân đầu người

Để nâng cao thu nhập bình quân đầu người, việc cấp thiết nhất cần làm đó là phát triển kinh tế. Chính phủ các nước có thể thực hiện một số biện pháp sau để phát triển kinh tế như:

- Tăng độ mở của nền kinh tế thông qua giảm bớt các hàng rào thuế và phi thuế, thực hiện kí kết các hiệp định song phương, quốc tế và khu vực. Qua đó có thể thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế.

- Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải, nâng cao hiệu quả tín dụng,...

- Ổn định tình hình chỉnh trị-xã hội, qua đó có thể tạo mơi trường ổn định cho doanh nghiệp kinh doanh, phát triển.

- Quản lí hiệu quả việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên tránh việc sử dụng lãng phí gây cạn kiệt. Chú trọng phát triển kinh tế một cách bền vững hơn là tăng trưởng nóng.

TỔNG KẾT

Bài nghiên cứu dựa trên quan điểm của Liên hợp quốc trong đo lường HDI. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy, các yếu tố tuổi thọ người dân, trình độ dân trí mà ở đây thể hiện qua số năm đi học, thu nhập bình quân đầu người (đại diện cho nguồn lực cần thiết cho mức sống tốt) là những yếu tố chính ảnh hưởng tới chỉ số phát triển con người HDI ở mỗi quốc gia. Sự tác động của các yêu tố này tới HDI ở nhóm 51 quốc gia có trình độ phát triển con người rất cao đều phù hợp với mơ hình lý thuyết đã đề ra.

Đồng ý với quan điểm của đa phần các quốc gia phát triển và của Liên hợp quốc, một lần nữa nhóm nghiên cứu khẳng định lại ý nghĩa quan trọng của việc phát triển con người mà ở đây đo lường bằng chỉ số HDI với một quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là chỉ số quan trọng tổng hợp để mỗi quốc gia tự nhận thức được tình thế - xu thế của mình trong đời sống tồn cầu, từ đó có căn cứ vạch ra chính sách chiến lược phát triển phù hợp với bước tiến của thời đại.

Bài nghiên cứu là kết quả của sự nỗ lực và phối hợp hiệu quả của nhóm. Tuy vẫn cịn nhiều thiếu xót nhưng hi vọng một số giải pháp được nhóm đề xuất sẽ đóng góp được phần nào vào đề tài nghiên cứu về chỉ số HDI, giúp bổ sung vào những nghiên cứu trước đó và giúp những người nghiên cứu sau này có thêm góc nhìn, làm tiền đề để phát triển sâu hơn về vấn đề này.

Chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn và góp ý của giảng viên Nguyễn Thúy Quỳnh phụ trách giảng dạy bộ môn Kinh tế lượng. Tuy nhiên do lần đầu đầu thực hiện bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót cho nên chúng em rất mong nhận thêm những ý kiến đóng góp của các bạn và nhận xét của cơ để tiểu luận được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo phát triển con người năm 2013. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc 2. Báo cáo phát triển con ngừoi năm 2015. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc 3. Nguyễn Quang Đồng. (2015). Giáo trình Kinh tế lượng. NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân

4. Hà Thị Trang. (2016). Luận văn thạc sĩ “Phát triển con người ở Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2015: thực trạng và giải pháp”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

Nam.

5. Vũ Vân Anh. (2012). Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sự phát triển con người tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009”. Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Ko-Hsin (Christina) Yang. (2010). Human Development and government

effectiveness.Georgetown University

7. Maddela Rakesh. (2014). Disparities in Human Development – an Analysis of

Andhra Pradesh State. Osmania University.

8. Phần mềm Gretl – nhóm nghiên cứu tự tổng hợp số liệu 9. http://hdr.undp.org/en/composite/HDI

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG tới CHỈ số HDI của NHÓM QUỐC GIA có THÀNH tựu PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI rất CAO (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)