Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II tác ĐỘNG của BREXIT tới hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ BREXIT

3.2 Đối với Việt Nam

Sự kiện Brexit đã cho thấy cần có một đường hướng được hoạch định lâu dài và có chiều sâu chiến lược khi tham gia hội nhập kinh tế. Sự chủ động trong việc

định hướng cho xu hướng phát triển của quốc gia đòi hỏi khả năng theo sát và dự báo những xu hướng địa chính trị và địa kinh tế khu vực và thế giới. Với ý nghĩa đó, Việt Nam cần tích cực theo sát và dự báo những biến động kinh tế và chính trị tồn cầu để có thể chủ động đề ra biện pháp quản lý và xử lý khủng hoảng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần hoạch định một chiến lược hội nhập lâu dài và dự liệu những biện pháp thích ứng với những đối tác cụ thể (trong và ngoài ASEAN) để xử lý hiệu quả những tình huống có thể xảy ra.

Trong giai đoạn hậu Brexit, ngoài thị trường châu Âu, Anh sẽ chú trọng đa dạng hóa thị trường thơng qua mở rộng phạm vi sang châu Á nhằm giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng. Xét về dài hạn, đây là cơ hội tốt để Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với Anh. Việc tiếp cận thị trường Anh cũng là cơ hội để Việt Nam chủ động học hỏi và thích ứng với biến động địa kinh tế và địa chính trị từ sự kiện Brexit. Việc chủ động đề ra phương hướng để có thể đẩy mạnh quan hệ thương mại – đầu tư với Anh sẽ giúp Việt Nam thu nhận nhiều hơn những lợi ích về kinh tế.

Xuất phát từ cấp độ quốc gia, các nhà lãnh đạo Việt Nam nên tìm hiểu “tâm tư và nguyện vọng” của nhân dân để có phương thức ứng xử phù hợp. Với ý nghĩa đó, các cuộc điều tra xã hội học là rất quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức của người dân về ASEAN còn rất thấp. Và chỉ có ¼ dân số ASEAN thực sự hiểu biết về các sự kiện liên quan đến Cộng đồng kinh tế ASEAN. Trước thực tế đó, việc giáo dục cho người dân về chủ nghĩa khu vực và các tổ chức khu vực là rất quan trọng. Người dân Việt Nam cần hiểu biết về ASEAN và mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN. Việc triển khai một cuộc điều tra rộng rãi về nhận thức, thái độ của người dân Việt Nam về ASEAN sẽ cung cấp những cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh và vai trị của ASEAN đến đông đảo bộ phận người dân.

KẾT LUẬN

Có thể nói, hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn, chi phối mạnh mẽ mọi quan hệ quốc tế và ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia. Trong bối cảnh ấy, việc Brexit diễn ra đã giáng một địn mạnh lên tiến trình hội nhập quốc tế. Brexit gây ra những ảnh hưởng to lớn tới kinh tế - chính trị - xã hội không chỉ của riêng nước Anh hay EU mà cho toàn thế giới, trong đó có ASEAN và Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp những tác động tiêu cực từ Brexit, Anh và EU vẫn đóng vai trị quan trọng trong cán cân thương mại toàn cầu. Việc Anh rời khỏi EU cũng mở ra những cơ hội về quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế với Anh của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này và chủ động xây dựng mối quan hệ tích cực với cả Anh và EU đề thúc đẩy phát triển thương mại trong tương lai.

Đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, Brexit cịn mang đến bài học kinh nghiệm về quá trình hội nhập quốc tế. ASEAN cần chú trọng vào việc tạo lập niềm tin cho người dân, tạo lập sự bình đẳng giữa các nước thành viên và tạo sự đồng thuận trong phương cách ứng xử, theo đuổi các nguyên tắc linh hoạt và thực dụng để tránh một sự kiện Brexit khơng đáng có xảy ra ở ASEAN. Việt Nam cần thận trọng cân bằng lợi ích giữa các bên trong quá trình hội nhập, chú ý tăng cường nhận thức của người dân về vai trò và vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập và tồn cầu hóa. Trong q trình hội nhập và phát triển của ASEAN, Việt Nam nên phát huy việc đề xuất, thúc đẩy các sáng kiến khu vực và giữ vai trò điều hòa quan hệ quốc tế tại khu vực với tư cách là một người chơi năng động, có tính xây dựng trong bàn cờ khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trung tâm WTO, truy cập ngày 5/3/2019, Brexit và những tác động,

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/11790-brexit-va-nhung-tac-dong

2. Báo Sài Gòn đầu tư, truy cập ngày 5/3/2019, Biến động thị trường tiền tệ toàn

cầu, http://saigondautu.com.vn/the-gioi/bien-dong-thi-truong-tien-te-toan-cau-

23120.html

3. Lý luận chính trị, truy cập ngày 5/3/2019, Tác động của Brexit đến cục diện thế

giới hiện nay, http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1910-tac-

dong-cua-brexit-den-cuc-dien-the-gioi-hien-nay.html

4. Bnews, truy cập ngày 5/3/2019, Brexit tăng rủi ro kinh tế toàn cầu,

https://bnews.vn/brexit-tang-rui-ro-kinh-te-toan-cau/20658.html

5. Tạp chí tài chính, truy cập ngày 6/3/2019, Tác động của Brexit đối với kinh tế

Anh, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/tac-dong-cua-brexit-doi-voi-kinh-te-

anh-144331.html

6. ThS. Nguyễn Vũ Duy – ThS. Vũ Thanh Tùng, Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập

7. ThS. Lê Thị Mai Hương - ThS. Lê Thị Minh Nguyên, Brexit và những vấn đề đặt

ra cho cộng đồng kinh tế ASEAN

8. Thời báo ngân hàng, truy cập ngày 03/03/2019, Brexit và bài học cho ASEAN và

châu Á, http://thoibaonganhang.vn/brexit-va-bai-hoc-cho-asean-va-chau-a-

50440.html

9. Báo quốc tế, truy cập ngày 03/03/2019, “Brexit” và bài học cho ASEAN,

http://baoquocte.vn/brexit-va-bai-hoc-cho-asean-31501.html

10. ThS. Chu Duy Ly, “BREXIT” và một số bài học kinh nghiệm đối với cộng đồng

kinh tế ASEAN – tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế, http://bit.ly/Brexit-va-mot-so-

bai-hoc-kinh-nghiem

11. ThS. Huỳnh Tâm Sáng, Kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam nhìn từ sự kiện

Anh rời khỏi châu Âu (Brexit) năm 2016, http://bit.ly/Kinh-nghiem-cho-ASEAN-

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II tác ĐỘNG của BREXIT tới hội NHẬP KINH tế QUỐC tế (Trang 29 - 32)