Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) văn hóa phân loại rác ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 34)

Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI RÁC Ở HÀN QUỐC

c. Rác thải làng nghề

3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Áp dụng triệt để nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong thập niên 2000 khi tập trung vào cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí mơi trường, nhằm thúc đẩy đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Trong thập niên 2000, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí mơi trường. Năm 2014, tổng thu ngân sách từ các loại thuế, phí và lệ phí mơi trường ở Hàn Quốc đạt 2,25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao thứ 14 trong số 39 quốc gia phát triển (gồm 34 quốc gia thành viên khối hợp tác và phát triển kinh tế OECD và 5 quốc gia đối tác của khối). Hiện nay, ở Hàn Quốc, nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí mơi trường đã có thể đủ bù đắp cho chi ngân sách cho hoạt động BVMT (bao gồm cả chi cho cấp nước và BVMT thiên nhiên), tương đương với tổng mức chi mơi trường chiếm hơn 2% GDP. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng áp dụng rất nhiều chính sách khác nhằm nâng cao hiệu suất cũng như lợi nhuận của các khoản đầu tư trong lĩnh vực BVMT, ví dụ như chính sách bắt buộc phân loại rác thải nguồn và chính sách đánh phí chất thải theo khối lượng xả thải, nhằm nâng cao tỷ suất tái chế chất thải; thúc đẩy các hệ thống gián nhãn sinh thái/môi trường cho các sản phẩm/dịch vụ, mua sắm xanh và lối sống xanh… nhằm thúc đẩy và khuyến khích các nhóm cộng đồng và các tầng lớp xã hội khác nhau thực hiện sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và BVMT. Do đó, việc cải tiến và nâng cấp cơng nghệ sản xuất và BVMT là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xanh hóa đất nước. Chính vì vậy, từ năm 2011, Hàn Quốc đã ban hành Luật hỗ trợ công nghệ và công nghiệp môi trường. Viện Công nghệ và Cơng nghiệp Mơi trường Hàn Quốc (KEITI) là cơ quan chính phủ, trực thuộc Bộ Mơi trường Hàn Quốc và cam kết triển khai các nhiệm vụ nhằm đạt được phát triển kinh tế đồng thời với các mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua hỗ trợ các ngành công nghiệp phát triển các cơng nghệ mơi trường, hỗ trợ tài chính ban đầu để phát triển các cơ sở công nghiệp môi trường và thúc đẩy lối sống thân thiện mơi trường ở Hàn Quốc. Có thể nói rằng, KEITI đóng vai trị quan trọng trong nghiên cứu phát triển các công nghệ, thúc đẩy sản xuất và sinh hoạt thân thiện với mơi trường ở Hàn Quốc. Chính phủ Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như nợ cơng và thâm hụt ngân sách cao. Những khó khăn này làm cho nhiệm vụ huy động vốn đầu tư cho công tác bảo vệ mơi trường trở nên khó khăn và khơng dễ hồn thành. Do đó, Việt Nam nên tập trung ưu tiên cải cách đồng thời các chính sách về thuế/phí mơi trường để có thể áp dụng ngun tắc “Người gây ơ nhiễm phải trả tiền” trong việc huy động các nguồn

đầu tư cho mơi trường cũng như các chính sách mơi trường khác nhằm tối đa hoá hiệu quả cũng như lợi nhuận của các khoản đầu tư đó.

Một mức phí thích hợp là rất quan trọng cho sự thành công. Giá cần phải được thiết lập để khuyến khích mọi người giảm lượng chất thải nhưng không phải gánh nặng ngân sách hộ gia đình của họ. Thu nhập từ việc bán túi rác bằng nhựa có thể được tái chế để vận hành chương trình, do đó làm giảm bớt gánh nặng tài chính đối với chính quyền địa phương. Giá cả được điều chỉnh đều đặn theo mức tăng chi phí sinh hoạt.

Tầm quan trọng của nhận thức cộng đồng về môi trường

Truyền đạt những lợi ích và hướng dẫn chi tiết tới người dân. Để có hiệu quả, sự phân biệt giữa các vật liệu tái chế và khơng tái chế phải được các hộ gia đình thực hiện đúng cách. Việt Nam nên học tập Chính phủ Hàn Quốc cung cấp một danh sách chi tiết về những gì chất thải có thể được xử lý và nơi thông qua tài liệu quảng cáo và quảng cáo thương mại.

Bên cạnh đó, cũng nên áp dụng hình phạt cho việc khơng tn thủ. Một người có thể bị phạt lên tới 900 đô la Mỹ để xử lý rác thải khơng nằm trong túi nhựa chính thức đã được cấp. Một CCTV được cài đặt trong các trang web bán phá giá được chỉ định của nhiều trích dẫn để bắt vi phạm

KẾT LUẬN

Nhìn chung, việc phân loại rác ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chủ yếu do cơ chế quản lý chưa chặt chẽ, người dân chưa hình thành được thói quen phân loại rác hay những biện pháp xử phạt cịn chưa sát sao,..

Từ những thành cơng trong phân loại rác ở Hàn Quốc, Việt Nam nên học hỏi một cách có chọn lọc và ứng dụng cho phù hợp vào điều kiện của Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo môi trường Việt Nam 2010-2015

2. Báo cáo môi trường Việt Nam 2014 – Môi trường nông thôn 3. Báo cáo môi trường Việt Nam 2016: Chuyên đề Môi trường đô thị 4. https://www.seoulsolution.kr/en/node/2691?

fbclid=IwAR2JD5_ZCydvaxWH6W9BmGWLEP8DlcWrqMtUvetwoHyYC2NwMIWZhf DA9FQ <seoulsolution, bài viết Recyling (Smart Waste Management in Seoul, cập

nhật ngày 26/4/2018>

5. https://www.unescap.org/sites/default/files/39.%20CS-Republic-of-Korea- Volumn-based-Waste-Charging-Scheme.pdf?

fbclid=IwAR3BiqI00Tv9_JblbPHl2pFFxEstjf15ByYAcdsatsao3LBSJ7CUcMgFIWU < unescap, Bài viết Pay as you throw- Repubic of Korea’s volume-based waste charging scheme>

6. Buiding and environment 46 (2011) 1159e1166, Korean household waste management and recycling behaviour

7. https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/han-quoc-chia-se-kinh-nghiem- quan-ly-moi-truong-1253352.html <Báo tài nguyên môi trường, bài viết Hàn Quốc:

chia sẻ kinh nghiệm quản lý môi trường, cập nhật ngày 16/5/2018>

8. http://www.vacne.org.vn/phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat-tai-nguon-tai-che-va- tai-su-dung-la-giai-phap-co-y-nghia-kinh-te-xa-hoi-va-moi-truong-o-cac-do-thi/ 24735.html <Hội bảo vệ môi trường và thiên nhiên Việt Nam, Phân loại chất thải

rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ỏ các đô thị, Bài của GS.TS. Lê Văn Khoa, Trường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN ngày 16/12/2010>

9. https://baotintuc.vn/xa-hoi/phan-loai-rac-tai-nguon-vo-tran-tai-nguyen-rac-bi-bo- roi-20170806114350322.htm <Báo Tin tức, Bài viết Phân loại rác tại nguồn 'vỡ

trận', 'tài nguyên' rác bị bỏ rơi, ngày 07/08/2017>

10. http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=A%CC%81p-d%E1%BB

%AFc-%E2%80%9CNg%C6%B0%E1%BB%9Di-g%C3%A2y-%C3%B4-nhi %E1%BB%85m-ph%E1%BA%A3i-tr%E1%BA%A3-ti%E1%BB%81n

%E2%80%9D-48441 <Tạp chí mơi trường, Áp dụng triệt để nguyên tắc “Người gây

ô nhiễm phải trả tiền” , ông Jung Gun Young - Trưởng đại diện Viện Công nghệ và Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) tại Việt Nam, Bài đăng trên Tạp chí Mơi trường, số 4/2018>

11. http://chuyentrang.monre.gov.vn/tgsh2017/thong-bao/tin-tuc/chat-thai-ran- khu-vuc-nong-thon-van-de-moi-truong-can-duoc-quan-tam.html < Bộ Tài Nguyên

và Môi Trường, Bài viết Chất thải rắn khu vực nông thôn: Vấn đề môi trường cần được quan tâm, ngày 18/9/2017>

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) văn hóa phân loại rác ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)