CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH
3.1. Mơ hình ước lượng
3.1.2. Phân tích kết quả
Sau khi chạy Stata được toàn bộ dữ liệu như trình bày ở trên, chúng ta tiến hành đọc và phân tích số liệu.
a) Mơ hình hời quy mẫu
Ta có mơ hình hồi quy mẫu:
𝑮𝑫𝑷𝒊 = 𝜷̂𝟏 + 𝜷̂𝟐× 𝑰𝑵𝑭 + 𝜷̂𝟑× 𝑼𝑵𝑬 + 𝜷̂𝟒 × 𝑬𝑿𝑷 + 𝜷̂𝟓× 𝑷𝑶𝑷 + 𝜷̂𝟔× 𝑭𝑫𝑰 + 𝒖̂𝒊
Trước hết, chúng ta thành lập được một bảng số liệu như sau:
Tên biến Hệ số hồi quy
Sai số chuẩn
Thống
kê t 𝑷𝒗𝒂𝒍𝒖𝒆 Khoảng tin cậy
Hệ số tự do -79892.4 34465.53 -2.32 0.027 [-150096.4; -9688.422] INF -713.4498 147.7921 -4.83 0.000 [-1014.492; -412.407] UNE -18.93898 193.5025 -0.10 0.923 [-413.0907; 375.2128] EXP 920.5138 325.0513 2.83 0.008 [258.406; 1582.622] POP -4537.441 4276.18 -1.06 0.297 [-13247.73; 4172.854] FDI 4406.909 1880.295 2.34 0.025 [576.8727; 8236.945]
Bảng kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm Stata
Theo kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường - OLS trên phần mềm Stata, ta có hàm hồi quy mẫu (SRF) như sau:
𝑮𝑫𝑷𝒊 = - 79892.4 – 713.4498 × INF – 18.93898 × UNE + 920.5138 × EXP –
4537.441 × POP + 4406.909 × FDI + 𝒖̂𝒊
b) Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
- 𝛽̂1= - 79892.4: Nếu tốc độ lạm phát tính theo chỉ số tiêu dùng CPI (INF), tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động (UNE), chi tiêu của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (EXP), tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm (POP) và tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội (FDI) đồng thời bằng 0 thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) đạt giá trị trung bình tối đa -79892.4 USD.
- 𝛽̂2= - 713.4498: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu tốc độ lạm phát tính theo chỉ số tiêu dùng CPI (INF) tăng (giảm) 1% thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) sẽ giảm (tăng) 713.4498 USD.
- 𝛽̂3= - 18.93898: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động (UNE) tăng (giảm) 1% thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) sẽ giảm (tăng) 18.93898 USD.
- 𝛽̂4= 920.5138: Trong trường hợp các yếu tố khác khơng đổi, nếu chi tiêu của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (EXP) tăng (giảm) 1% thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) sẽ tăng (giảm) 920.5138 USD.
- 𝛽̂5= -4537.441: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm (POP) tăng (giảm) 1% thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) sẽ giảm (tăng) 4537.441 USD.
- 𝛽̂6= 4406.909: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội (FDI) tăng (giảm) 1% thì tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) sẽ tăng (giảm) 4406.909 USD.
c) Phân tích các số liệu liên quan
- Số quan sát Obs = 38
- Phần biến động trong giá trị biến phụ thuộc được giải thích bởi mơ hình hay Tổng bình phương các sai lệch giữa giá trị ước lượng theo mơ hình với giá trị trung bình của nó:
- Tổng bình phương các sai lệch giữa giá trị thực tế với giá trị lý thuyết theo mơ hình: RSS = 622825681
- Tổng biến động trong giá trị của biến phụ thuộc hay Tổng bình phương các sai lệch giữa giá trị quan sát của biến phụ thuộc với giá trị trung bình của nó:
TSS = 2.3191e+09
- Bậc tự do của phần được giải thích Dfm = 5 - Bậc tự do của phần dư Dfr = 32
- Hệ số xác định R2 (r-squared) = 0.7314 thể hiện mức độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu ở mức trung bình. Bên cạnh đó, giá trị 0.7314 cịn thể hiện tỷ lệ phần trăm biến động của tổng sản phẩm quốc nội bình qn đầu người (GDP) được giải thích bởi các biến độc lập gồm: tốc độ lạm phát tính theo chỉ số tiêu dùng CPI (INF), tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động (UNE), chi tiêu của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (EXP), tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm (POP) và tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội (FDI). Nghĩa là các biến độc lập INF, UNE, EXP, POP, FDI giải thích được 73.14% sự thay đổi trong giá trị của biến GDP, còn lại là các yếu tố khác.