Những kiến nghị về các học phần trong chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giữa khóa tại PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU – CÔNG TY cổ PHẦN BIOVEGI VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 3 : CẢM NHẬN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỢT THỰC TẬP

4.1. Những kiến nghị về các học phần trong chương trình đào tạo

Bằng thực tiễn làm việc, em nhận thấy đối với vị trí làm việc của mình, giống như một Nhân viên chứng từ, các kiến thức quan trọng nhất nằm ở môn học Giao dịch thương mại quốc tế, tiếp đến là các kiến thức về Nghiệp vụ hải quan, kiến thức về tỷ giá trong Thanh toán quốc tế (do doanh nghiệp dung phương thức T/T), kiến thức Marketing quốc tế, Pháp luật trong hoạt động Kinh tế đối ngoại. Nội dung học phần Logistics và quản lý chuỗi cung ứng không được sử dụng nhiều, kiến thức học phần Đầu tư quốc tế, học phần Bảo hiểm trong kinh doanh chưa thực sự có được sự quan tâm tại công ty.

Tuy nhiên xét ở trong tổng thể ngành Kinh tế đối ngoại, ngồi vị trí Nhân viên chứng từ cịn rất nhiều vị trí khác như Nhân viên giao nhân hiện trường, Nhân viên đại lý hải quan, Sale Logistics, Sale Xuất nhập khẩu, Purchasing… Những vị trí đó có lẽ sẽ cần tới đầy đủ các kiến thức, cho nên việc có một cái nhìn đầy đủ về các mảng không chỉ tạo ra sự đa dạng cơ hội mà còn giúp mỗi người ở mỗi vị trí hiểu được cơng việc của nhau, qua đó nâng cao hiệu suất làm việc cùng nhau, do đó việc các mơn học trên đều được trang bị là cần thiết.

Về nội dung của các mơn học, ngồi các vấn đề về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn nêu trên (lý thuyết chưa phản ảnh/phản ánh chưa đẩy đủ/sai khác với thực tiễn), em nhận thấy việc học lý thuyết chưa gắn liền ngay với thực tiễn trong quá trình học tập. Dù các bài tiểu luận, phân tích chứng từ, nghiên cứu hợp đồng, nghiên cứu tranh chấp đều đã được các thầy cô hướng dẫn nhưng không được chữa kĩ, chẳng hạn việc tra ETD và ETA hồn tồn có thể có 1 phút thực hành trên lớp… Cũng vì thế nên có phần cảm nhận lý thuyết được học ít sử dụng trong thực tế do chủ yếu xoay quanh các vấn đề lý luận, giải quyết tranh chấp. Tuy thế, có giảng viên đã từng nói, nếu cứ thuận lợi thì dễ, ai cũng có thể làm được, nhưng nếu có vấn đề phát sinh, thì lúc đó những kiến thức được học về luật pháp, về tập quán, về bản chất thương mại mới là thứ có thể phân cấp khả năng, nhưng cũng có thể vì q chú trọng vào những kiến thức đó mà những vấn đề cơ bản lại bị bỏ sót. Do đó em nghĩ, việc đưa

vào chương chình giảng dạy mỗi mơn học một chút thực hành những việc cơ bản nhất sẽ là cách vừa làm cho môn học thú vị hơn, vừa làm cho sinh viên tự tin hơn khi bắt đầu công việc chuyên ngành.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giữa khóa tại PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU – CÔNG TY cổ PHẦN BIOVEGI VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)