Những kiến nghị đối với học phần thực tập giữa khóa

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giữa khóa tại PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU – CÔNG TY cổ PHẦN BIOVEGI VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 3 : CẢM NHẬN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỢT THỰC TẬP

4.2. Những kiến nghị đối với học phần thực tập giữa khóa

Về học phần thực tập giữa khóa, với ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với bản thân em đã trình bày trong chương 2, chương 3 của báo cáo này, em nhận thấy kì thực tập nên được tiếp tục triển khai.

Tuy nhiên, trong vai trò là một học phần giúp nâng cao nhận thức, kĩ năng thực tế, rà soát và kiểm định lại kiến thức được học, đem lại định hướng cho sinh viên, em nghĩ học phần nên được triển khai sớm hơn, vào kì hè của năm thứ hai chẳng hạn, sau khi các sinh viên đã hồn thành các mơn mang tính cơ sở ngành, đặc biệt là học phần Giao dịch thương mại quốc tế. Một mặt giúp sinh viên nhận thức được bản thân, mặt khác tạo ra tinh thần tự học, tự đọc, tự nghiên cứu. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cơng việc, sinh viên có thể sớm tìm ra định hướng của mình trong tương lai. Để đạt được hiệu quả kì thực tập, ngồi sự hướng dẫn đến từ thầy cơ, người hướng dẫn thực tế trong các doanh nghiệp lại đóng vai trị quan trọng hơn cả. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được mơi trường thực tập ưng ý, nơi mọi người vừa hướng dẫn tận tình vừa hết mình làm việc. Nhà trường có thể thu thập thơng tin về nơi thực tập của sinh viên, thông qua báo cáo thực tập đánh giá hiệu quả thực tập tại nơi đó, liên lạc và giữ quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp đó để tạo ra giá trị cho cả hai bên thông qua việc tạo điều kiện hướng dẫn sinh viên thực tập.

Đối với yêu cầu của kì thực tập, em rất thích cách thức đánh giá thơng qua nhật kí thực tập, vừa phản ánh đúng thực tế, vừa phù hợp với mục tiêu của học phần.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng học thì hành khơng trơi chảy.”

Qua kì Thực tập giữa khóa, em đã được hiểu về thực tiễn để đối chiếu với lý thuyết, có thêm kĩ năng cụ thể trong q trình làm việc, cũng như cho mình một thái độ tích cực hơn, u ngành nghề mình đang theo học hơn. Đối với em, đó là những kết quả lớn nhất có được từ việc gắn “hành” với việc “học” mà trường Đại học Ngoại thương, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cũng như các thầy cô đã tạo cơ hội cho chúng em qua học phần này.

Có thể những nhận thức trên đây mới chỉ là một phần nhỏ, một góc nhìn, nhưng em tin, bằng phương pháp tiếp cận được hướng dẫn trong kì thực tập giữa khóa, bằng sự so sánh những kiến thức nền tảng trên giảng đường với thực tiễn được quan sát và thực hành tại công ty thực tập, em đã có cách thức khắc sâu khiến thức, tạo thói quen, rèn luyện thái độ làm việc, tìm ra phương pháp tiếp cận vấn đề tốt để tiếp tục tiếp nhận, chọn lọc phát triển và hồn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa trong các cơ hội sau này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình từ cơ Vũ Thị Thu Hoài và các chị trong phòng Xuất nhập khẩu cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ phần Biovegi, cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Minh đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập giữa khóa này, nhưng quan trọng hơn cả là giúp em có những bước tiến trong việc nhận thức và phát triển bản thân.

Em mong rằng kì thực tập sẽ tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và có những kỉ niệm quý giá đối với mỗi thế hệ sinh viên Đại học Ngoại thương.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giữa khóa tại PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU – CÔNG TY cổ PHẦN BIOVEGI VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)