Đẩy mạnh nghiên cứu nông nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng VN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ứng dụng nông nghiệp thông minh tại israel và bài học cho việt nam (Trang 27)

Chƣơng III : Liên hệ Việt Nam

5. Một số kiến nghị về chính sách cho VN

5.1. Đẩy mạnh nghiên cứu nông nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng VN

 Với cây trồng, vụ mùa:

Đối với những cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu tương, lạc và những cây rau màu khác khi chuyển đổi mùa và thời vụ nên thâm canh xen vụ, làm nhiều vụ trong năm. Đối với các cây trồng chính: đa dạng mùa vụ và giống, bố trí phù hợp với khí hậu với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng. Chọn tạo những giống cây trồng mới: trên cơ sở lai tạo cây trồng trong giới hạn cho phép, tiếp tục chọn tạo những giống mới có khả năng khích nghi với biến đổi khí hậu và thiên tai gia tăng.  Về nguồn nước và hệ thống tưới:

Thủy nơng có ý nghĩa với cây trồng cạn nhưng hệ thống tưới phụ thuộc vào nguồn nước. Do nguồn nước bị ảnh hưởng lớn bởi khí hậu và thiên tai vậy nên hệ thống tưới phải được tính tốn cẩn thận và đáp ứng được lượng nước tối ưu cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng.

 Về đầu tư và quản lý điều hành:

Việc thêm phân đạm và các loại phân hữu cơ khác là cần thiết nhưng nó lại dẫn đến hiệu ứng CO2. Vì vậy quản lý, điều hành và điều tiết phân bón cho sản xuất nơng nghiệp là rất cần thiết để hạn chế nguồn CO2 thải ra.

 Về canh tác:

Khí CO2 sẽ được giảm thiểu nếu canh tác đúng kĩ thuật. Hơn thế nữa, nó cịn giúp tăng nguồn hữu cơ cho đất, tránh được sự xói mịn, làm giảm sự mất mát Nitơ trong đất.

 Nâng cao dự báo khí hậu hạn ngắn và hạn dài, đặc biệt là dự báo các hiện tượng khí hậu cực đoan như ENSO để giảm thiểu sự mất mát kinh tế do biến đổi khí hậu.

Áp dụng dự báo khí hậu và dự báo ENSO để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ cho phù hợp với quy luật diễn biến của thời tiết, khí hậu và thiên tai đối với từng vùng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ứng dụng nông nghiệp thông minh tại israel và bài học cho việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)