CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Bối cảnh xây dựng các chính sách cứu trợ cho hệ thống ngân hàng
2.1.3 Hậu quả của cuộc khủng hoảng tại thời điểm xây dựng các gói cứu trợ
2.1.3.1 Tình hình chung
Cuộc khủng hoảng tài chính là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Theo Ủy ban nghiên cứu kinh tế Mỹ dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm tọng nhất ở Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế Mỹ
Thị trường tài chính Mỹ chao đảo liên tục khi chỉ số cơng nghiệp Dow Jones tuột dốc thảm hại kể từ quý III năm 2007. Các mã cổ phiếu đồng loạt giảm điểm, trong đó, nhớm cổ phiếu ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Đầu tháng 3/2009, chỉ số Dow Jones giảm dưới mốc 7000 điểm, chạm đáy thấp nhất kể từ năm 1997.
Cuộc khủng hoảng bất động sản cũng khiến hàng trăm nghìn người mất việc làm. Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2009 tiếp tục tăng mạnh đạt 8.9%-mức cao nhất trong vịng 26 năm qua. Trung bình cứ
khoảng 600000 việc làm bị cắt giảm hàng tháng. Kết quả là kể từ khi cuộc suy thoái xảy ra, 5.1 triệu việc làm bị xóa sổ tại Mỹ. Tính đến thời điểm tháng 4/2009, số người thất nghiệp chính thức tại Mỹ đạt 13.2 triệu người.
Biếu đồ II.3: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 2008-2009
Nguồn số liệu: Bureau of Labor Statistics
Từ tháng 8/2007 đến hết tháng 8/2008, trên 770000 căn nhà ở Mỹ bị ngân hàng xiết nợ do các gia đình khơng đủ khả năng trả nợ tiền vay mua nhà. Tốc độ sụt giảm mạnh giá nhà đất là bằng chứng rõ rang về cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ nghiêm trọng nhất trong 17 năm qua.
Biếu đồ II.4: Phần trăm thay đổi giá nhà đất ở Mỹ giai đoạn 1990-1997 và 2006-2009
Nguồn số liệu: Case-Shiller index
Sự mất giá của các tài sản nhà đất cũng sẽ đẩy tỷ lệ nợ trên tài sản sở hữu của người tiêu dùng Mỹ lên cao, bắt buộc họ phải thắt chặt chi tiêu. Sự thắt chặt tiêu dùng tác động lớn lên nền kinh tế Mỹ vốn phụ thuộc chính vào tiêu dùng nội địa, cũng như nền kinh tế của các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ.
Các gói cứu trợ 700 tỷ và 800 tỷ USD, chưa kể hàng trăm tỷ USD chính phủ Mỹ đã chi trong năm 2008 nhằm cứu nguy cho các cơng ty bất động sản, tài chính và ngân hàng sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách chính phủ Mỹ. Thâm hụt ngân sách trong năm 2008 ước tính lên tới con số 482 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sự hạn chế trong lĩnh vực tín dụng để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng và các hãng sản xuất. Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng khan hiếm tín dụng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khi vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động và cắt giảm các hợp đồng đầu vào. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa dẫn đến mức giá cả chung của nền kinh tế giảm liên tục, đầy nền kinh tế Hoa Kỳ tới tình trạng giẩm phát
2.1.3.2 Tình hình hệ thống ngân hàng
Theo số liệu của IMF (International monetary of fund) công bố vào tháng 4/2010, ngành ngân hàng thế giới thiệt hại 2.28 nghìn tỷ USD vì khủng hoảng tài chính, trong đó ngành ngân hàng Mỹ thiệt hại 885 tỷ USD.
FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) là tổng công ty tiền gửi liên bang Hoa Kì với trách nhiệm đảm bảo tiền gửi của khách hàng và các tổ chức tín dụng khác vào một số ngân hàng ở Mỹ, do đó, những ngân hàng được FDIC bảo hiểm thường sẽ có hạng mức tín dụng cao hơn. Tuy nhiên, khi khủng hoảng nổ ra, nhiều ngân hàng, bao gồm cả những ngân hàng được FDIC bảo hiểm, đã phải tuyên bố phá sản. Cụ thể, trong năm 2008 có 30 ngân hàng được FDIC bảo hiểm phá sản, con số này lên đến 148 và 157 lần lươt vào hai năm sau đó. Một phần giải thích cho sự tăng cao đột biến của số lượng ngân hàng phá sản trong năm 2009 và 2010 là tính dây chuyền trong việc sụp đổ của các ngân hàng trong hệ thống tài chính và độ trễ của việc sụp đổ này.
Biếu đồ II.5: Số lượng ngân hàng được bảo hiểm bởi FDIC phá sản ở Mỹ từ năm 2001 đến 2015
Nguồn số liệu: Bankruption, Wiley 2016.
Khi nhìn vào biểu đồ lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng ở Mỹ, 5 ngân hàng lớn nhất ở Anh và 10 ngân hàng lớn nhất Châu Âu, chúng ta có thể thấy một xu hướng chung trong sự sụt giảm lợi nhuận của những ngân hàng bắt đầu từ cuối năm 2007 khi khủng hoảng bùng nổ. Có thể nói, phạm vi lan tỏa của cuộc khủng hoảng không chỉ dừng lại ở hệ thống các ngân hàng ở Mỹ, mà bao trùm lên toàn bộ hệ thống ngân hàng trên thế giới.
Biếu đồ II.6: Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng
Nguồn số liệu Bloomberg; FDIC; báo cáo thường niên và báo cáo định kỳ của các ngân hàng
TED Spread là được dùng như một thước đo rủi ro tín dụng do được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng thời hạn 3 tháng và lãi suất của trái phiếu chính phủ (T-bills) kì hạn 3 tháng. Qua biểu đổ dưới có thể thấy, TED Spread đã biến động mạnh trong giai đoạn khủng hoàng từ năm 2007 đến 2010. Từ năm 2006 đến năm 2007, TED Spread dao động xung quanh 50 điểm cơ bản. Tuy nhiên, TED Spread bắt đầu được mở rộng và đến tháng 8 năm 2007 – một năm trước khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, đạt 240 điểm cơ bản. Trong suốt giai đoạn khủng hoảng, TED Spread ln ở mức cao, trung bình là 148 điểm cơ bản; Đặc
biệt, cuối năm 2008, TED Spread còn đạt mức kỉ lục là 460 điểm cơ bản, thể hiện được sự không ổn định trong hệ thống ngân hàng của Mỹ giai đoạn này.
Biếu đồ II.7: TED Spread
Nguồn số liệu: www.thirdway.org