VIỆT NAM
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2008) bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ, ngày càng trở nên trầm trọng và kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống các ngân hàng lớn tại Mỹ. Sự kiện này không chỉ để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Mỹ mà còn gây ra những tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu. Nhận thức rõ được những hậu quả khôn lường từ các cuộc khủng hoảng tài chính cũng như khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam trong việc xây dựng và củng cố hệ thống tài chính- ngân hàng. Hy vọng, với kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2008), có thể giúp ích cho Việt Nam trong việc phòng ngừa, chuẩn bị cho hệ thống ngân hàng trước những cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai
Xây dựng hệ thống tài chính ổn định và minh bạch
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ- sau đó lan rộng ra thành cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu chính là vấn đề về cơ chế quản lý thơng tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và ngân hàng Mỹ. Do vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần xây dựng một khung chính sách tài chính bền vững, nhằm hạn chế và tránh làm trầm trọng hơn những rủi ro lớn dẫn đến khủng hoảng. Một nền tài chính ổn định nên tập trung vào việc sử dụng các chính sách thận trọng vĩ mơ bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… đồng thời với việc cơng khai thơng tin tài chính rõ ràng.
Hoạt động cơng khai
Cơng khai, minh bạch hóa thơng tin vẫn là cịn là một trong những tồn tại của kinh tế Việt Nam. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quản trị Chính phủ là cần
huy tác dụng, được thực thi nghiêm chỉnh. Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính phủ.
Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp
Để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong thời gian ngắn, đây được coi là biện pháp kịp thời giải quyết hậu quả khủng hoảng. Tuy nhiên, trong dài hạn, gói kích thích kinh tế của Mỹ tỏ ra ít hiệu quả một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm, tăng trưởng GDP khơng mấy khả quan. Từ thực tế đó cho thấy, việc thực hiện chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, là hành động nằm trong xu thế chung của thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xác định rõ ràng mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây dựng những gói kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải những tác động phụ như trong chính sách kích thích kinh tế của Mỹ.
Xây dựng mạng lưới an tồn tài chính quốc gia
Do những hậu quả nặng nề của khủng hoảng ngân hàng đối với nền kinh tế, các quốc gia đã xây dựng những cơ chế nhằm ngăn ngừa và kiểm sốt khủng hoảng ngân hàng. Vì vậy, xây dựng một mạng lưới an tồn tài chính có thể được cân nhắc và lựa chọn như một giải pháp tổng thể. Mạng lưới này thường bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia và tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời mạng lưới này phải đưa ra được các phương án cụ thể để xử lý những khía cạnh riêng có thể gây ra trước hoặc tồn tại trong cuộc khủng hoảng.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động BHTG
do khơng có khoản chi phí ngân sách tức thời nào được định trước, họ đã đề ra một biện pháp hầu như khơng tốn phí để giảm rủi ro đột biến rút tiền gửi và hoảng loạn ngân hàng. Bên cạnh việc ổn định lĩnh vực tài chính, một cơ chế bảo hiểm có thể thúc đẩy các giá trị mang tính chính sách khác như bảo vệ người gửi ít tiền hoặc cải thiện cơ hội cho các ngân hàng nhỏ cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn đối với các khoản tiền gửi bằng cách giảm nhẹ mối quan tâm về những bất lợi của các ngân hàng nhỏ.
Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng ngân hàng cho thấy, việc xử lý ngân hàng đổ vỡ trong giai đoạn khủng hoảng thường được giao cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ mang lại hiệu quả, đặc biệt trong việc củng cố niềm tin của người gửi tiền. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua tại Mỹ, FDIC được trao quyền rộng rãi trong cả hoạt động quản lý và giải cứu khủng hoảng đã góp phần khơng nhỏ vào việc ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng. Vì vậy, Việt Nam có thể cân nhắc việc lựa chọn mơ hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng như quy định về thẩm quyền của tổ chức này trong việc góp phần bảo đảm an tồn tài chính quốc gia. Trước mắt, năng lực tài chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng cần đủ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ và chi trả khi xuất hiện nhiều ngân hàng gặp khó. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và có định hướng cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền sử dụng cơ chế chính thức xử lý sớm ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản và giải quyết những nghĩa vụ nợ của ngân hàng bị đổ vỡ. Đồng thời quy định rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng.
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích các gói cứu trợ của chính phủ Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng, có thể thấy, mặc dù những chính sách này vẫn gặp phải những sự tranh luận trong tính hiệu quả của nó đối với việc phục hồi hệ thống tài chính – kinh tế, chúng ta khơng thể phủ nhận được những tác động tính cực mà những chính sách đem lại trong việc làm giảm nhẹ những hậu quả nghiêm trọng của khủng hoảng, đồng thời rút ngắn thời gian tự phục hồi của nền kinh tế.
Việc để cho nền kinh tế tự phục hồi có thể khơng phải là một hướng đi tốt cho những quốc gia rơi vào khủng hoảng. Ở trường hợp này cũng vậy, những gói cứu trợ của chính phủ Mỹ, bên cạnh những hồi nghi và chỉ trích về sự đúng đắn về mặt chính sách, đã một phần nào đó thể hiện rõ vai trị của chính phủ nói chung và chính phủ Mỹ nói riêng trong việc bình ổn nền kinh tế trong thời kì khó khăn. Đối với Việt Nam, là một quốc gia đang thời trong kì phát triển hệ thống tài chính và kinh tế, chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng những sai lầm của các quốc gia đi trước, để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Diệp Bình, 2017. Phá sản ngân hàng- hậu quả gì cho nền kinh tế?,
Vietnambiz [online],< https://vietnambiz.vn/pha-san-ngan-hang-hau-qua- gi-cho-nen-kinh-te-18937.html > [xem 14.09.2018].
2. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Bách Thắng, 2016. Phá sản ngân hàng:
Cẩn trọng và trách nhiệm, Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam , <
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_c hitiet;jsessionid=KxLnYgNVAf_G6tDUbIcCkWVMUrqK0El8_elRE- IcNgQ6FPv2n22y!-1920911369!- 1591209518?centerWidth=80%25&dDocName=SBV246711&leftWidth= 20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf. ctrl- state=144xqw4191_9&_afrLoop=855218669594312#%40%3F_afrLoop% 3D855218669594312%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3D SBV246711%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26 showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dxon8cebxv_4>, [xem 13.09.2018]
3. TS. Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Thị Bích Thúy, 2013. Khơi phục hệ
thống ngân hàng sau khủng hoảng: Kinh nghiệm từ Mỹ, Tạp chí điện tử tài
chính, < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh- luan/khoi-phuc-he-thong-ngan-hang-sau-khung-hoang-kinh-nghiem-tu- my-34058.html >, [xem 13.09.2018]
Tài liệu Tiếng Anh
4. Alan S. Blindera and Mark Zandib, 2010. How the Great Recession was brought to an End, Princeton Universitya.
5. Christopher Rude, 2009. The World Economic Crisis and the Federal Reserve’s Response to It: August 2007-December 2008 , Studies in Political
Economy.
6. David C. Wheelock, 2010. Lessons Learned? Comparing the Federal Reserve’s Responses to the Crises of 1929-1933 and 2007-2009, Federal
Reserve Bank of St. Louis Review.
7. Frederic S. Mishkina and Eugene N. Whiteb, 2014. Unprecedented Actions:
The Federal Reserve’s Response to the Global Financial Crisis in Historical Perspective, Federal Reserve Bank of Dallas, Globalization and
Monetary Policy Institute.
8. James Felkerson, 2011. $29,000,000,000,000: A Detailed Look at the Fed’s
Bailout by Funding Facility and Recipient, University of Missouri–Kansas
City.
9. Jonh Mashall, 2009. The financial crisis in US: key events, causes and responses, Business and transport section, House of common library.
10. Kiyotaka Nakashimaa and Toshiyuki Soumab , 2011. Evaluating Bank Recapitalization Programs in Japan: How Did Public Capital Injections Work?, Konan Universitya, Kinki Universityb.
11. Michael Koetter and Felix Noth, 2015. Did TARP distort competition among sound banks? , Bank bailout and competition.
Funds, < https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=015c051d-7ba1-
4e7a-93b2-f7b43d3ca533>, [xem 14.09.2018]
13. Stephen G. Cecchetti, 2008. Crisis and responses: the federal reserve and
the financial crisis of 2007-2008, National bureau of economic research, 1050 Massachusetts Avenue, Cambridge, MA 02138.
14. Tim Eiserta and Christian Eufingerb , 2013. Interbank network and bank bailouts: Insurance mechanism for non-insured creditors?, Goethe
University Frankfurt and New York Universitya , Goethe University Frankfurt and University of Pennsylvaniab.
15. U.S. Department of the treasury, 2008. Treasury Announces Temporary
Guarantee Program for Money Market Funds, <
https://www.treasury.gov/press-center/press- releases/Pages/hp1161.aspx>, [xem 13.09.2018]