Dịch vụ khác

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế GIAI đoạn 2005 2017 (Trang 37 - 41)

IV. Tình hình xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam

2. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ

2.3. Dịch vụ khác

Các ngành dịch vụ khác bao gồm: Dịch vụ Bưu chính viễn thơng, dịch vụ Tài chính- Ngân hàng, Bảo hiểm, dịch vụ Chính phủ,… tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ( 12%) nhưng có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn gần đây và ngày càng trơ nên quan trọng trong cơ cấu các ngành dịch vụ tại Việt Nam.

 Dịch vụ Bưu chính viễn thơng: Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 tổ chức cuối tháng 12-2017, năm qua toàn ngành đạt tổng doanh thu 2.136.191 tỷ đồng, tăng trưởng 9,34% so với năm 2016. Trong đó, doanh thu lĩnh vực viễn thơng đạt 352.198 tỷ đồng, lĩnh vực công nghệ thông tin đạt 1.723.500 tỷ đồng. Toàn ngành nộp ngân sách nhà nước 94.994 tỷ đồng, riêng hai lĩnh vực viễn thơng, cơng nghệ thơng tin đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tương ứng với con số 53.368 tỷ đồng và 37.000 tỷ đồng. Từ các số liệu trên có thể thấy, trong tổng doanh thu tồn ngành TT-TT đạt hơn 2,1 triệu tỷ đồng, lĩnh vực viễn thông chỉ giữ tỷ lệ bằng 1/7, nhưng lại có đóng góp ngân sách nhà nước cao nhất trong ngành. Đạt kết quả này có sự đóng góp rất quan trọng của các tập đồn, tổng cơng ty viễn thông lớn như Viettel, VNPT, FPT.

 Dịch vụ Tài chính – Ngân hàng: Nhờ vào cuộc cách mạng KHCN 4.0 dịch vụ Tài chính – Ngân hàng có xu hướng phát triển nhanh, đặc biệt là các ngân hàng điện tử. Thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam càng nhộn nhịp khi có 55% người dùng smartphone, đứng vị trí cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với thời gian sử dụng trung bình 2 giờ mỗi ngày. Nhận thấy quy mơ lớn với mức lợi nhuận khủng, rất nhiều khởi nghiệp Fintech (cơng ty kinh doanh tài chính dựa trên nền tản cơng nghệ) tại Việt Nam được thành lập hoạt động trong các lĩnh vực thanh tốn trực tuyến như Timo, ví điện tử Momo, Ononpay... Với áp lực cạnh tranh đó, các ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh lĩnh vực ngân hàng điện tử với các dịch vụ ưu đãi. Đến nay có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và 32 ngân hàng phát triển ứng dụng Mobile Banking. Theo khảo sát của KPMG, đến năm 2015 kênh Mobile Banking đã giúp ngân hàng tiết kiệm đến 43 lần so với chi nhánh, 13 lần so với call center, 13 lần so với ATM và 2 lần so với internet Banking.

 Dịch vụ bảo hiểm: Mặc dù cịn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, sự quyết tâm

cao của cơ quan quản lý bảo hiểm (BH) và sự đồng hành của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường BH tiếp tục tăng trưởng khả quan. Năm 2017, tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng trưởng 21,2% (so với năm 2016). Đến nay thị trường đã có 62 DNBH, trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 14 DN môi giới bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngồi. Các DNBH đã tích cực đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, năm 2017, tổng số tiền các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 247.801 tỷ đồng, tăng 26,74%. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của DNBH ngày càng được tăng cường vững chắc; giá trị tổng tài sản toàn thị trường BH đến hết năm 2017 ước đạt 302.935 tỷ đồng, tăng 23,44%.

KẾT LUẬN

Thương mại dịch vụ của thế giới đang phát triển tích cực và nhanh chóng theo chiều hướng tăng xuất khẩu dịch vụ du lịch. Đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng dần theo từng năm với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ nhanh hơn và ổn định hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ trong vài năm trở lại đây. Đây đã trở thành xu hướng chung của thế giới. Xu hướng này xuất phát từ một vài nguyên nhân như kinh tế, thu nhập bình quân đầu người gia tăng dẫn đến sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Do xuất khẩu dịch vụ có giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận cao hơn xuất khẩu hàng hóa nên các nước đã tăng cường xuất khẩu dịch vụ hơn. Việt Nam đang bắt kịp xu hướng chung của thế giới, điều này vừa tạo ra cơ hội cũng như các thách thức cho chúng ta. Hiện tại, nước ta cũng đã chú trọng hơn đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ cho việc phát triển thương mại dịch vụ.Với sự gia nhập của Việt Nam vào WTO, thương mại dịch vụ của nước ta đã phát triển nhanh chóng vào giai đoạn này.Tóm lại, thương mại dịch vụ trên thế giới nói chung và Việt Nam sẽ cịn tiếp tục tăng trưởng và phát triển hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế GIAI đoạn 2005 2017 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)