Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng bồi hoàn trong phương thức thanh toán bằng LC

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) trách nhiệm và rủi ro của các ngân hàng trong phương thức thanh toán bằng LC (Trang 26 - 28)

- Trách nhiệm liên quan đến chi phí thanh toá n:

3.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng bồi hoàn trong phương thức thanh toán bằng LC

thức thanh toán bằng LC

3.3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý

Rủi ro về chính trị, pháp lý là những rủi ro bất khả kháng nên khó có thể có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế hữu hiệu. Tuy nhiên, để phịng ngừa các rủi ro chính trị, pháp lý, Citibank cần phối hợp với các doanh nghiệp tham gia trong phương thức TDCT nên tìm hiểu kỹ mơi trường đầu tư cũng như tình hình kinh tế, chính trị của phía đối tác nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Đối với rủi ro này, thông tin khách hàng và thị trường vô cùng quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nguồn thơng tin có thể tìm kiếm được một cách dễ dàng trên mạng Internet nhưng cần phải chọn lọc thông tin phù hợp cho mình. Để giảm thiểu rủi ro chính trị, Citibank nên hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu kỹ về luật thương mại của các nước mà họ tham gia giao dịch và cần đa dạng hóa thị trường để phân tán rủi ro.

3.3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro do các đối tác

Yếu tố tiên quyết để phịng ngừa rủi ro đạo đức là tìm hiểu kỹ đối tác giao dịch. Vấn đề rủi ro đạo đức liên quan chặt chẽ đến văn hóa doanh nghiệp. Khi tiến hành giao dịch với một đối tác, trước tiên phải tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và mức độ uy tín của đối tác đó. Đối với những đối tác chưa thực sự hiểu rõ, cần áp dụng các giải pháp, các phương thức thanh tốn đảm bảo an tồn. Đối với các ngân hàng, khi thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, đặc biệt là giao dịch theo phương thức TDCT cần lựa chọn những ngân hàng đáng tin cậy và có uy tín cao trên trường quốc tế.

3.3.3. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Trước hết, chúng ta cần phải thẩm định khách hàng thật tốt và bài bản theo đúng các quy trình thẩm định của Citibank. Từ đó dựa vào kết quả thẩm định và phương án kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng xây dựng hạn mức tín dụng cần thiết cho khách hàng,

đề ra mức ký quỹ phù hợp và yêu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo tài sản hợp lý (đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố chứng từ có giá, đảm bảo bằng chính lơ hàng nhập khẩu, đảm bảo bằng bảo lãnh của một ngân hàng có uy tín,…) để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng, nhằm kiểm sốt và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Phịng tín dụng và phịng thanh toán quốc tế phải kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc thanh tốn và tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu.

3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự TTQT

TTQT là hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro, mà nguyên nhân rủi ro lại phần lớn do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Do vậy, biện pháp tốt nhất là tăng cường đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho TTQT. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên mơn nghiệp vụ về trình độ ngoại ngữ, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế.

3.3.5. Giải pháp về cơng nghệ thông tin trong hoạt động TTQT

Việc đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp mới trong việc quản trị hệ thống, giao dịch, thanh toán trong các Ngân hàng đã là một yếu tố sống còn trong thị trường cạnh tranh bình đẳng. Cơng nghệ sẽ là nền tảng giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ, thơng qua đó ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng.

Chương 4. Ngân hàng đòi tiền

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) trách nhiệm và rủi ro của các ngân hàng trong phương thức thanh toán bằng LC (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)