.6 Tỷ giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) TRẦN nợ CÔNG, các PHƯƠNG PHÁP xác ĐỊNH và các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến TRẦN nợ CÔNG (Trang 27 - 29)

Nguồn nợ cơng ngồi nợ trong nước cịn có cả nợ quốc tế, nên khi tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ với nước vay nợ thay đổi thì mức nợ cơng cũng thay đổi theo. Nguồn nợ cơng nước ngồi chủ yếu do các nước có quan hệ tốt với nhau cho vay, tài trợ hoặc quy ra một đồng tiền thứ ba thông dụng trên thế giới (ví dụ như USD, EUR…). Do vậy chỉ có sự thay đổi lớn của tỷ giá giữa đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ chính mới làm thay đổi đáng kể mức nợ cơng, từ đó làm ảnh hưởng đến trần nợ cơng của quốc gia đó.

Một ví dụ minh chứng là Chính phủ Việt Nam vay một lượng lớn vốn vay ODA từ Nhật Bản để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Các khoản vay ODA với thời hạn vay rất dài, nên trong khoảng thời gian đó tỷ giá biến động đủ mạnh để làm thay đổi mức nợ. Đặc biệt Nhật Bản là một trong những quốc gia thả nổi tỷ giá, các năm gần đây đồng yên Nhật đã tăng giá so với các đồng tiền trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong mấy năm trở lại đây, đồng Nhật đã tăng mạnh so với Việt Nam dẫn đến tỷ giá JPY/VND tăng từ khoảng 150 đến 200, từ đó làm tăng mạnh khoản nợ của Việt Nam so với Nhật Bản.

kết quả của Mahmood, Rauf và Rehman (2009), Imimole, Imoughele và Okhuese (2014), Bader và Magableh (2009).

Trong giai đoạn 2000 - 2015, tỷ giá VND/USD liên tục tăng, trung bình tăng 1%/năm, ngoại trừ giai đoạn 2008 - 2011. Phân tích cơ cấu đồng tiền vay trong danh mục nợ công hiện hành của Việt Nam thời gian qua cho thấy, đã phát sinh rủi ro do các biến động tỷ giá các đồng tiền vay bằng ngoại tệ trong danh mục nợ công, việc điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước trong các năm qua (nhất là các năm từ 2008 - 2011) đã làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ công bằng ngoại tệ quy theo đồng nội tệ. Theo ước tính của Bộ Tài chính, với các tác động tổng hợp về tỷ giá các loại tiền vay nợ và VND, từ năm 2001 đến cuối năm 2012, do rủi ro tỷ giá đã làm cho giá trị danh nghĩa của nợ cơng so với GDP tính theo tỷ giá cố định năm 2001 lên khoảng 15,6% GDP, tương đương khoảng 460.000 tỷ đồng5. Ngoài ra, thời gian qua, giá trị đồng Việt Nam liên tục suy giảm, dao động mạnh, mặc dù từ cuối năm 2012 đã có tín hiệu cải thiện nhưng chưa thực sự bền vững nên đã làm cho trị giá các khoản dư nợ công bằng ngoại tệ quy theo đồng Việt Nam tăng lên. Do vậy mức nợ công của Việt Nam vài năm gần đây đã gần đến trần và có nguy cơ vượt trần nếu khơng có chính sách cải thiện kịp thời, hợp lý và hiệu quả.

Tóm lại, thâm hụt NSNN, tăng trưởng GDP, thâm hụt tài khoản vãng lai, cách tính nợ cơng và độ tin cậy của từng quốc gialà những yếu tố quan trọng tác động đến trần nợ cơng.Tuy nhiên khơng thể nhìn vào trần nợ cơng của một quốc gia mà đánh giá tổng thể, phải dựa vào các chính sách, mức độ tăng trưởng kinh tế và khả năng trả nợ của quốc gia đó

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) TRẦN nợ CÔNG, các PHƯƠNG PHÁP xác ĐỊNH và các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến TRẦN nợ CÔNG (Trang 27 - 29)