Sự ra đời của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài trợ thương mại quốc tế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

2.1. Sự ra đời của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam

Cách đây 10 năm, vào những năm 2008, 2009, xuất khẩu đóng vai trị quan trọng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam với mức đóng góp khoảng 50 - 70%. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm khoảng 20%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thương mại quốc tế về phương diện tìm kiếm

thị trường, nhận biết rủi ro thương mại của đối tác nhập khau, địi hỏi phải sớm có tổ chức bảo hiêm tín dụng xuất khẩu.

Chính sách thuế quan, cộng với sự giao thương này càng mạnh mẽ đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chuyển hướng làm ăn bên ngoài, và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, khi đàm phán xuất hàng, các doanh nghiệp trong nước cịn lúng túng khơng biết sàn phàm sẽ gặp bất trắc gì. Đó là rủi ro trong vận chuyển, tín dụng, nhà nhập khẩu có khả năng thanh tốn khơng. Ngồi ra cịn có những rủi ro chính trị, chiến tranh, đình cơng. bạo loạn. thay đổi tỷ giá… Cái khó của các doanh nghiệp là khơng phải lúc nào cũng có khả năng tài chính bào đảm. Thêm vào đó, vốn kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn về hàng hóa, lộ trình và đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu cịn khá ít ỏi, lại hoạt động theo tư duy có gì xuất nấy, khơng có khả năng tính tốn rủi ro và chi phí phát sinh.

Chính sách khuyến khích xuất khẩu, qua đó mở rộng thị trường, tạo cơng ăn việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh tốn, nâng cao hình ảnh quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế, luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Việt Nam lúc bấy giờ. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được nước ta áp dụng từ nhiều năm trước như thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu, tiêu biểu nhất là chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 1 năm 2007, những chính sách áp dụng trước đây khơng cịn phù hợp với các quy định của WTO. Chính phủ Việt Nam đã tìm các giải pháp thay thế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, phù hợp với tình hình mới, trong đó một giải pháp nhận được rất nhiều sự quan tâm là Chương

trình thí điểm Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK).

Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng bấy giờ lại chưa được áp dụng tại Việt Nam. Bộ Tài chính và Bộ Công thương bấy giờ đã xúc tiến thành lập sớm cơng ty bảo hiểm tín dụng xuất khấu để tạo điều kiện cho các ngân hàng và các đơn vị xuất khẩu có thể đàm bảo tài chính và khơng bị rủi ro nhiều khi xuất khẩu hàng hóa đi. Nhiêu chuyên

đáng kể cán cân thanh toán, tạo thêm việc làm, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, cũng như tăng cường hoạt động hối đối nhờ có sự hỗ trợ cùa các khoản đầu tư nước ngoài.

Ngày 5.11.2010, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2011/QĐ – TTg về việc thực hiện thí điểm BHTDXK từ năm 2011 đến năm 2013. Theo đó, 23 mặt hàng được khuyến khích tham gia BHTDXK, với mục tiêu cuối năm 2013 đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được BHTDXK.

Ngày 16.11.2011, Bộ Tài chính có Qút định số 2766/ QĐ-BTC về ban hành Quy tắc chung BHTDXK.

Bộ Tài chính cũng đã lựa chọn 7 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đề án thí điểm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2011-2013, cụ thể gồm có Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Bảo Việt Tokio Marine, QBE Việt Nam, AIG Việt Nam và Công ty bảo hiểm Liên hiệp.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài trợ thương mại quốc tế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)