Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài trợ thương mại quốc tế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam

Thực trạng

Giai đoạn năm 2009 - 2010 (thời điểm mới triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - một sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng thương mại), số lượng doanh nghiệp mua bảo hiểm này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, việc tiếp cận để tìm hiểu doanh nghiệp có quan tâm đến BHTDXK cũng khá khó khăn vì khái niệm về bảo hiểm này đối với doanh nghiệp còn khá mơ hồ.

Năm 2010, Kết quả từ phiếu điều tra do Bộ Công thương thực hiện cho thấy 95% doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu BHTDXK và đều cho rằng hình thức BHTDXK là cần thiết. Trong số các doanh nghiệp này, phần lớn (78%) muốn bảo hiểm rủi ro thương mại, 10% quan tâm đến rủi ro chính trị và 12% muốn tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro khác trong xuất khẩu (biến động về giá hàng hóa, tỷ giá).

Thực tế, cả giai đoạn 2011- 2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 12.592 tỷ đồng, trong đó năm 2011 giá trị được bảo hiểm là 2.328 tỷ đồng, tương đương 0,12% kim ngạch xuất khẩu; năm 2012 là 3.485 tỷ đồng, tương đương 0,14% và năm 2013 là 6.779 tỷ đồng, tương đương 0,26%. Không những thế, số lượng mặt hàng

tham gia BHTDXK cũng rất hạn chế, chỉ có một số ít trong 23 mặt hàng thuộc 2 nhóm ngành hàng là đối tượng được khuyến khích tham gia thực hiện mua bảo hiểm.

Dù doanh thu còn khiêm tốn, nhưng theo nhận định của các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại thì nhận thức của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu về bảo hiểm tín dụng đã và đang thay đổi theo xu hướng tích cực hơn.

Năm 2014, doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính của tồn thị trường chỉ chiếm 0,42% tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm. Trong đó, doanh thu BHTDXK của công ty bảo hiểm Bảo Minh đạt khoảng 17 tỷ đồng. Đây là con số khá ấn tượng, tuy nhiên, so với tiềm năng của thị trường thì doanh thu này cịn rất nhỏ bé.

Hình 5 - Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường theo nghiệp vụ năm 2014

(Nguồn: Thebank.vn)

tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm. Trong số 558 tỷ đồng doanh thu nêu trên, riêng phần của Bảo Minh là 345 tỷ đồng, tức chiếm hơn 60%. Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đóng góp doanh thu lớn nhất cho thị trường ở mảng nghiệp vụ này và cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên triển khai bảo hiểm tín dụng thương mại. Tiếp đến là Bảo Việt Tokyo Marine với 55 tỷ đồng, QBE là 51 tỷ đồng, UIC đạt hơn 32 tỷ đồng, PVI đạt 19 tỷ đồng, còn lại là các doanh nghiệp khác như MIC, BIC…

Môi trường pháp lý:

Ở Việt Nam, theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm, BHTDXK là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính – thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ. Theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp thì phần lớn các DNBH phi nhân thọ đều được phép triển khai BHTDXK.

Đối với bên bán bảo hiểm, để hỗ trợ các DNBH tham gia triển khai thí điểm BHTDXK, Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí cho giai đoạn đầu và hỗ trợ cho DNBH trong quá trình triển khai BHTDXK. Nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm cho chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch quốc gia, dự kiến như sau: Hỗ trợ chi phí cho giai đoạn đầu khi DNBH thuê tổ chức tư vấn nước ngoài đánh giá khả năng triển khai tại doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm, chuyển giao công nghệ và cơ sở dữ liệu, đào tạo cán bộ… (tham khảo số liệu của tổ chức tái BHTDXK AtradiusRe đối với riêng Bảo Việt, nếu dành hỗ trợ cho một số DNBH được lựa chọn thì tổng kinh phí này có thể lên tới 9 tỷ đồng); Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, khảo sát xây dựng Đề án, thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo triển khai và tổng kết đánh giá Đề án (tối đa 5 tỷ đồng trong 3 năm, trong đó, năm 2010 là 2 tỷ đồng; năm 2011 – 1,5 tỷ đồng; năm 2012 – 1,5 tỷ đồng); Hỗ trợ cho DNBH trong q trình triển khai thí điểm (tối đa 15 tỷ vào năm 2012; tổng số tiền hỗ trợ tối đa trong 3 năm thí điểm BHTDXK là 28 tỷ đồng) để hỗ trợ cho DNBH có mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trên doanh thu phí bảo hiểm giữ lại vượt quá 80% đến 150%.

Một yếu tố thuận lợi khác nữa đối với việc triển khai BHTDXK là các Bộ, ngành có liên quan đều tích cực tham gia chỉ đạo, khún khích các đối tượng có liên quan

tham gia đẩy mạnh BHTDXK. Ví dụ, Bộ Tài chính chủ trì triển khai Đề án thí điểm BHTDXK giai đoạn 2011 – 2013, ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai Đề án (về phạm vi, đối tượng bảo hiểm, hình thức bảo hiểm, trách nhiệm của DNBH triển khai BHTDXK, hỗ trợ của Nhà nước khi triển khai Đề án), lựa chọn tổ chức tư vấn và DNBH đủ điều kiện triển khai BHTDXK, phối hợp với các Bộ ngành tuyên truyền đẩy mạnh nhận thức về BHTDXK, phân bổ ngân sách hỗ trợ cho Đề án.

Tất cả các thương nhân xuất khẩu đều được khún khích tham gia BHTDXK, trong đó khún khích thương nhân xuất khẩu các mặt hàng thuộc 2 nhóm hàng theo phân loại của Bộ Cơng Thương. Trong đó, nhóm 1 gồm thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, sắn và sản phẩm từ sắn. Nhóm 2 gồm dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, gốm sứ, thuỷ tinh, mây tre cói và thảm, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng, túi xách vali mũ ô dù, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

Cơ quan thực hiện, cung cấp sản phẩm

Hiện tại, Bộ Tài chính đã lựa chọn 7 công ty bảo hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Bảo Việt Tokio Marine, QBE Việt Nam, Chartis Việt Nam, Liên hiệp) triển khai thực hiện Đề án BHTDXK. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chọn lựa khách hàng để chào bán BHTDXK. Đặc biệt, Nhà nước hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho doanh nghiệp mua BHTDXK của các doanh nghiệp bảo hiểm do Bộ Tài chính lựa chọn.

Khó khăn

BHTDXK là ngành địi hỏi kĩ năng chun mơn cao

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy BHTDXK chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phù quản lý và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu.

Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất

cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.

Vì vậy, tố chức cung cấp BHTDXK phải có kỹ năng chun mơn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thơng tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ BHTDXK, các tổ chức cung cấp BHTDXK cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng cùa từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...

Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tố chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khấu trong giai đoạn đầu luôn những trở ngại. Cụ thể là thiếu cơ chế thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung.

Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hệ thống dịch vụ kiểm toán chưa đủ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm tốn quốc tế nên thơng tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch. Thiếu hệ thống các cơng ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả. Thiếu nguồn nhân lực có khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn.

Nhận thức kém của các doanh nghiệp về rủi ro trong buôn bán quốc tế Thực tế

ở Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp

nhỏ và vừa thường khơng có đủ thời gian và nhân sự để thực hiện cơng việc quản lý tín dụng một cách chun nghiệp, nên khơng thể xác định và đánh giá những vấn đề phức tạp.

Bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được rủi ro trong giao dịch quốc tế như khả năng tài chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro thanh toán... Hiện nay, khi đàm phán xuất hàng, các doanh nghiệp trong nước còn lúng túng khơng biết sản phẩm sẽ gặp bất trắc gì. Đó là rủi ro trong vận chuyển, tín dụng, nhà nhập khẩu có khả năng thanh tốn hay khơng. Ngồi ra cịn có những rủi ro chính trị, chiến tranh, đình cơng, bạo loạn, thay đổi tỷ giá...

Cái khó của các doanh nghiệp là khơng phải lúc nào cũng có khả năng tài chính đảm bảo. Thêm vào đó vốn kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn về hàng hóa, lộ trình và đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu cịn khá ít ỏi, lại hoạt động theo tư duy có gì xuất đó, khơng có khả năng tính tốn rủi ro và chi phí phát sinh.

Vì lẽ đó, các hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các công ty Việt Nam và các cơng ty nước ngồi hiện nay hầu hết điều kiện về giá cả của các hợp đồng nhập khẩu là CIF còn đối với các hợp đồng xuất khẩu là FOB. Có tình trạng này là do các chủ hàng nội của chúng ta đã quen với tập quán bán FOB tại Việt Nam dẫn tới người mua hàng ở nước ngồi được mua tận gốc, có quyền chi định tàu chuyên chở và mua bảo hiểm. Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là bán tận ngọn và giành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở và cả phí bảo hiểm.

Hệ thống chính sách và thơng tin chưa kiện tồn

Các doanh nghiệp chưa nhận thức được những tác dụng của BHTDXK. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cịn e dè trong việc tìm hiểu thơng tin chứ khơng nói gì là áp dụng BHTDXK khi thực bn bán với nước ngồi.

Có thể nói việc thiếu thơng tin, văn bản pháp luật chưa đồng bộ, sổ sách của nhiều doanh nghiệp thiếu minh bạch cũng là rào cản khiến các công ty bảo hiếm ngại triển khai dịch vụ BHTDXK. Để các cơng ty bảo hiểm tích cực tham gia BHTDXK, nhà nước cùng với hệ thống chính sách phải cho họ thấy được những ưu đãi khi tham gia thị trường mới đầy thách thức này.

Đặc biệt, việc bảo hiểm tỷ giá hối đối thơng qua các ngân hàng thương mại rất khó thực hiện bời chính các ngân hàng này cũng phụ thuộc vào việc định tỷ giá hối đối của Ngân hàng Nhà nước. Tính năng động của các Ngân hàng thương mại bị hạn chế và phụ thuộc vào ngân hàng nhà nước, trong khi ngân hàng nhà nước chưa thể hiện được vai trị đầu tàu của mình.

Ngồi ra, hệ thống thơng tin Việt Nam, nhất là thơng tin tài chính cịn rất hạn chế. Kiểm toán nhà nước chủ yếu chỉ đủ năng lực điều tra các cơng ty nhỏ, cịn các tập đồn lớn thì cịn là vấn đề bỏ ngỏ. Các cơng ty nhỏ khó có thể vẽ lên được một bức tranh tồn

hiểm khó có thể xác định cầu trong ngành BHTDXK, từ đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích tài chính.

Sự kém mặn mà của doanh nahiệp xuất khẩu trong nước đối với việc bảo hiểm cũng là nguyên nhân quan trọng. Đại diện một doanh nghiệo bảo hiểm trong nước cho rằng, triển khai nghiệp vụ này rất phức tạp, bời nhà cung cấp dịch vụ phải có năng lực, mạng lưới, mối quan hệ để thẩm định khách hàng nước ngoài, đồng thời phải thu xếp được nhà tái bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài trợ thương mại quốc tế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)