2.1. Những kết quả bước đầu
Với sự gia tăng của mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Mỹ, Việt Nam đã ký kết được một số lượng lớn các hợp đồng có giá trị lên đến hàng tỷ USD với đối tác Mỹ. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch
50 tỷ USD năm 2016, tổng vốn đăng ký các dự án đầu tư trên 10,2 tỷ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu của nước này đã có mặt rất sớm ở Việt Nam và đạt nhiều thành công.
Ngày 12/11/2017, Doanh nghiệp hai nước ký hàng loạt thỏa thuận thương mại lên tới 12 tỷ USD. Trong đó, ngành hàng khơng đóng góp phần lớn các hợp đồng trị giá lớn này.
Những văn kiện trị giá hàng tỷ USD được doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ ký kết bao gồm: Biên bản ghi nhớ có ràng buộc về Hợp đồng bảo dưỡng động cơ máy bay Pratt & Whitney PW1100G-JM trị giá khoảng 1,5 tỷ USD; Bản ghi nhớ về dự án Kho cảng khí đốt hóa lỏng tự nhiên Sơn Mỹ trị giá khoảng 1,3 tỷ USD; Bản ghi nhớ về Hợp tác cung cấp khí đốt hóa lỏng tự nhiên và Đầu tư thượng nguồn; Hợp đồng mua, hỗ trợ sản phẩm động cơ PW1100G-JM…
Cụ thể, Vietjet Air đã đạt thỏa thuận trị giá 3,58 tỷ USD về việc mua động cơ và nhận dịch vụ bảo dưỡng động cơ máy bay của General Electrics. Hãng hàng không của Việt Nam cũng đồng thời ký với các đối tác như GECAS (thuộc GE) và Honeywell các thoả thuận về cung cấp tài chính, thiết bị hàng khơng khác...
Ngày 30/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và tiệc chào mừng do Phòng Thương mại Mỹ (USCC). Thủ tướng cũng cho biết về việc ký kết các thỏa thuận với giá trị có thể lên tới 15-17 tỷ USD giữa doanh nghiệp Việt Nam và những tập đoàn lớn của Mỹ, đặc biệt là các tập đồn về dịch vụ và cơng nghệ cao.
Trong khi đó, Tập đồn Phú Cường cũng có thỏa thuận trị giá khoảng 2 tỷ USD với General Electrics về dự án phát triển điện gió tại Sóc Trăng. Ngồi ra, Tập đồn FPT cùng UPS cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, cùng hỗ trợ các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam (SMEs) nâng cao hiệu suất trong nền kinh tế số thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ba hãng hàng không lớn của Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút được nhiều hợp đồng thương mại lớn từ Hoa Kỳ.
Ngày 27/02/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch nhân Hội nghị Triều Tiên-Hoa Kỳ Việt Nam 2019. Nhân chuyến sang Việt Nam lần này, ông Trump sẽ chứng kiến lễ ký kết hợp đồng mua thêm 100 chiếc máy bay Boeing 737 MAX giữa hãng hàng không Vietjet Air và hợp đồng mua thêm 10 máy bay thân rộng Boeing 787 của hãng hàng không Bamboo Airways với hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ. Dù mới chỉ hoạt động hơn một tháng, Bamboo Airways cũng mạnh tay ký hợp đồng mua 10 máy bay thân rộng - Boeing 787 Dreamliner. Những chiếc đầu tiên sẽ được Boeing giao cho hãng bay của Tập đoàn FLC từ quý III năm sau. Trong khi đó, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực công nghệ thông tin hàng khơng trị giá 300 triệu USD với Tập đồn Sabre - nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng không, khách sạn và du lịch hàng đầu của Mỹ.
2.2. Những hạn chế còn tồn tại và thách thức tương lai
a. Sự ảnh hưởng của yếu tố Văn hóa doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng Hoạt động thương mại quốc tế mang lại lợi nhuận lớn đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Qua nhiều vụ kiện, chúng ta thấy được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có nhiều trường hợp bị phá sản, tổn thất nặng nề về tài chính. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên đến từ khâu đàm phán trong thương mại quốc tế. Trong khi đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đã khơng lường trước được những rủi ro phát sinh hoặc không đàm phán với những điều khoản một cách chặt chẽ, cũng như khơng biết bảo vệ quyền lợi của mình.
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến việc đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh của 02 quốc gia sẽ tác động đến đàm phán hợp đồng thương mại. Trong khi Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, các doanh nghiệp Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế, lại có tiềm lực tài chính và thị trường lớn; thì Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế và hoạt động kinh doanh quốc tế hơn 20 năm, các doanh nghiệp Việt Nam lại thường là các nhà cung cấp nhỏ lẻ. Với những kinh nghiệm dày dạn, Mỹ thường nắm thế mạnh trong đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam. Để cải thiện kết quả đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với các doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kĩ lương về văn hóa kinh doanh Mỹ cũng như sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến việc đàm phán thương mại giữa 02 nước.
b. Những tác động từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Mỹ và Trung Quốc nổ ra cuộc chiến tranh thương mại bằng những biện pháp thuế quan áp với các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường của mình, khơng chỉ gây tổn hại cho chính các quốc gia này, mà cịn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Tác động tiêu cực đầu tiên tới Việt Nam là sự yếu đi của hệ thống thương mại tự do toàn cầu. Để điều chỉnh cấu trúc kinh tế, nhất là khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tốn rất nhiều năm. Dù q trình đó đã mang lại thành quả tốt, nhưng quyết định của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại dường như đang phản đối lại tinh thần của WTO và thử thách hệ thống của định chế thương mại quốc tế này.
Hơn nữa, tranh chấp có thể dấy lên giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc sản phẩm. Trung Quốc và Việt Nam hiện có 7 khu thương mại xuyên biên giới, một phần trong chiến lược Vành đai và con đường của Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc từng nhận định những tranh chấp kinh tế có thể thúc
đẩy sự phát triển của những khu thương mại này, tuy nhiên họ cũng cho rằng hàng hóa Trung Quốc sản xuất tại đây có thể mang nhãn xuất xứ từ Việt Nam và từ đó tránh được các loại thuế vào Mỹ.
Trung Quốc sẽ tiếp tục là bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam vì lý do địa lý. Tuy nhiên có hai cách để Việt Nam nhìn nhận vấn đề trên. Thứ nhất là tiếp tục tuân theo các quy chuẩn của WTO về nguồn gốc hàng hóa. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cần có đủ kiến thức về luật pháp thương mại quốc tế.