Nâng cao chất lượng chun mơn của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro TD quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

3.1.5 Nâng cao chất lượng chun mơn của cán bộ tín dụng

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát triển, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực kém. Khả năng kiểm sốt, phịng ngừa các rủi ro rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng cong người là yếu tố tiên quyết trong việc vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Mơ hình quản trị RRTD có hồn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chễ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mơ hình đó bị hạn chế về năng lực hay khơng đáp ứng yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa RRTD. Một số nội dung cho giải pháp này là:

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các cơng việc ngân hàng, tín dụng là nghề địi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và ln có cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí đạo đức, chun mơn rõ ràng làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trường nhiều rủi ro. Đồng thời có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.

- Bố trí và phân cơng hợp lý cho cán bộ nhân viên, tránh tình trạng q tải cơng việc để đảm bảo chất lượng cơng việc và giúp cho cán bộ tín dụng có đủ thời gian để nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách hiệu quả.

- Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kĩ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả cơng việc mà cán bộ đó thực hiện.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro TD quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)