CHƢƠNG 2 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG BẮ CÁ
4.2 So sánh hoạt động tín dụng tại Bắ cÁ với một số ngân hàng tại Việt Nam
4.2.1 So sánh dựa trên một số thơng tin tín dụng chung
Bảng 3: Hoạt động tín dụng tại BAC A BANK và một số ngân hàng tại Việt Nam
Chỉ tiêu Bắc Á Vietcombank ACB SHB 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 Tổng tài sản(Tỷ đồng) 91782 97029 103529 3 107402 6 284316 329333 286010 323276 Tổng dư nợ cho vay(Tỷ đồng) 55487 63979 535321 621573 196668 227983 216988 198290 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng(T ỷ đồng) 612 593 8113 10293 1844 2544 3002 2849 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ tín dụng(% ) 0,7 0,8 2,02 1,58 2,01 1,74 3,99 4,56
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn hợp nhất của BAC A BANK, Vietcombank, ACB và SHB năm 2017 và 2018.
Xét về Tổng tái sản: Vietcombank dẫn đầu về quy mô tổng tài sản do đây là ngan hàng có vốn Nhà nước và có uy tín lâu đời. Tuy nhiên, dù quy mơ tài sản của Bắc À ở mức thấp nhất trong 4 ngân hàng được so sánh nhưng xét tới yếu tố tuổi đời còn non trẻ, mức độ lan tỏa chưa rộng rãi thì mức tổng tài sản giữ mức tăng trưởng ổn định đã là một bước khá thành công của ban quản trị.
Xét về Tổng dư nợ cho vay: Do quy mô tài sản nhỏ hơn 3 ngân hàng còn lại nên tổng dư nợ của Bắc Á cũng tương đương với quy mô tài sản. Một điểm cộng cho Bắc Á là tốc độ tăng trưởng của ngân hàng khá đồng đều với các ngân hàng khác đều rơi vào mức 15%/năm. Tuy nhiên, so về quy mơ thì mức tăng này khá khiêm tốn, Bắc Á cần phải nâng cao sức cạnh tranh để gia tăng vốn huy động, củng cố tiềm lực để tăng trưởng tín dụng đạt bước đột phá.
Xét về Chi phí DPRRTD: Mức dự phịng của Bắc Á ở mức trung bình. So với VCB thì mức này thấp hơn do Bắc Á là ngân hàng tư nhân nên việc để mức dự phòng thấp vừa làm tăng ghi nhận lợi nhuận trên báo cáo tài chính, vừa có thêm vốn để gia tăng tín dụng. Trường hợp của Bắc Á và ACB là tương tự nên cả 2 ngân hàng đều có mức dự phịng dưới 1%.
Xét về tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ tín dụng: Đây là chỉ tiêu duy nhất mà Bắc Á vượt trội hơn các ngân hàng được đem so sánh. Điều này chứng tỏ chất lượng dư nợ của Bắc Á luôn đạt trạng thái tốt, đồng thời cũng cho thấy đúng mục tiêu mà ban giám đốc đề ra trong các biên bản họp thường niên là không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Trái lại thì SHB lại có tỷ lệ phản ánh chất lượng tín dụng khá cao. Điều này phản ánh một phần về cơ cấu nợ của SHB vì đây là ngân hàng có ưu thế cho vay trung và dài hạn nên khi các khoản nợ bị cho vào nợ đươi chuẩn thường là các khoản nợ với khối lượng lớn.
4.2.2 So sánh dựa trên cơ cấu dư nợ theo thời hạn
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tại Bac A Bank, Vietcombank, ACB và SHB năm 2017-2018
Chỉ tiêu Bắc Á Vietcombank ACB SHB 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 Nợ ngắn hạn 36,47 42,59 55,8 54,1 49,87 53,15 41,9 40,88 Nợ trung hạn 29,55 19,94 10,4 8,4 9,69 7,7 26,9 27,02 Nợ dài hạn 33,98 37,47 33,8 37,5 40,44 39,15 31,2 32,1 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn hợp nhất của BAC A BANK, Vietcombank, ACB và SHB năm 2017 và 2018.
Từ bảng trên có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về khách hàng mục tiêu của các ngân hàng. Vietcombank và ACB có tỷ trọng Nợ ngắn hạn cao với mức trên 50%; điều này là hợp lý vì khách hàng của VCB chủ yếu là khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc sử dụng tài trợ bảo lãnh cho các hợp đồng mua bán hàng hóa với thời hạn hợp đồng ngắn nên các khoản vay đa phần là nợ ngắn hạn. Còn với ACB, khách hàng của họ chủ yếu là khách hàng cá nhân, nên các khoản vay được dùng với mục đích tiêu dùng, do đó cơ cấu nợ ngắn hạn của họ cũng chiếm tỷ trọng cao. Trái lại, Bắc Á và SHB đều được biết đến là các ngân hàng tập trung cho vay đầu tư dự án, máy móc, nhà xưởng nên tỷ trọng vốn trung và dài hạn của 2 ngân hàng này đều trên 50%. Tuy nhiên có thể thấy cả SHB và Bắc Á đều có xu hướng gia tăng tỷ trọng Nợ ngắn hạn. Đây có thể do một phần từ sự
cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường bán lẻ khi mà tốc độ tăng trưởng của thị trường này trong ngành ngân hàng tại Việt Nam là rất lý tưởng.
KẾT LUẬN
Mặc dù là một ngân hàng tư nhân còn non trẻ và quy mô không quá lớn nhưng Bắc Á đang ngày một chứng tỏ sự lớn mạnh và ghi dấu ấn của mình trên thị trường tín dụng tại Việt Nam. Chỉ trong 25 năm , từ một ngân hàng với một vài chi nhánh và trụ sở chính đặt tại Nghệ An, giờ đây Bắc Á đã phủ rộng khắp cả nước, được đánh giá thuộc nhóm B các ngân hàng cso sức cạnh tranh tốt nhất Việt Nam. Với ưu thế và sự khác biệt khi mạnh dạn tạo ra những sản phẩm riêng biệt phục vụ cho ngành nông nghiệp, giáo dục và y tế, cái tên Bắc Á đã trở nên quen thuộc hơn với cách doanh nghiệp và trong đời sống. Không chỉ vậy, Bắc Á cũng không ngừng đầu tư, tài trợ cho những dự án lớn vì cộng đồng, xã hội, dự án cả ở trong và ngoài nước, nhận được sự tin cậy và hoan nghênh từ bạn bè quốc tế Các chính sách, hệ thống quy trình tín dụng tại đây cũng đang trên đà đổi mới bắt kịp xu hướng hiện đại. Sự phát triển không ngừng và nỗ lực cải thiện chất lượng tín dụng của Bắc Á là lời cam kết mà ban giám đốc và hội đồng quản trị đang từng bước thực hiện và khẳng định với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên, những gì Bắc Á đã đạt được vần còn rất hạn chế, cần được nâng cao và cải thiện hơn nữa nếu Bắc Á muốn vươn lên lọt vào top những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tài liệu nội bộ ngân hàng Bắc Á
2 https://www.baca-bank.vn/SitePages/trang-chu.aspx
3 https://portal.vietcombank.com.vn/Pages/Home.aspx?devicechannel=default
4 https://www.shb.com.vn/
PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC TRONG NHĨM
STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ
1 Nguyễn Diệu Linh Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bắc Á.
2 Phan Thị Hiền Quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng Bắc Á.
3 Bùi Thị Luyến Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp.
4 Nguyễn Thị Thu Trà So sánh sản phẩm của Ngân hàng Bắc Á với các ngân hàng khác.