Chương 3 .Bài học cho Việt Nam
3.1. So sánh bối cảnh của Việt Nam và Đức
3.1.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
a. Giai đoạn 1945-1975
Về kinh tế
Nông nghiệp: thách thức hàng đầu là “giặc đói” do vậy Chính Phủ cho tập trung
phát triển nông nghiệp. Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nông nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Đến năm 1965, có 88,8% số hộ nơng dân vào hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp; trong đó 71,7% số hộ lên hợp tác xã bậc cao. Nền nơng nghiệp hợp tác hóa cùng giai cấp nơng dân tập thể đã hình thành và phát triển. Tốc độ tăng bình quân về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 4,1%. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp phát triển tương đối tồn diện.
Cơng nghiệp: Cơng nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt
là cơng nghiệp quốc phịng đã góp phần khơng nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng. Sau khi hịa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công nghiệp từng bước được khơi phục và phát triển. Vai trị chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân bước đầu được phát huy. Các ngành cơng nghiệp chủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng... đã hình thành và phát triển nhanh, nhất là ngành điện và ngành cơ khí. Đến năm 1965 đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh. Từ năm 1965 đến 1975, tuy miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ nhưng sản xuất cơng nghiệp vẫn được duy trì và phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng gấp 16,6 lần năm 1955, bình quân tăng mỗi năm 14,7%.
Dịch vụ: Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội
năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958-1964 đạt tỷ lệ 63,7%.
Về Chính trị
Nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc chống đế quốc Mỹ năm 1954 nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước.
Về xã hội
Trong hơn 80 năm đơ hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nơ lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ.
Sau giải phóng hồn tồn đất nước,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân dân tính bình qn đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình cơng nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nơng nghiệp tăng 73,8%.
Về giáo dục
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi học năm 1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tăng gấp 5,3 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500 người, tăng gấp 29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần. Tính bình qn cho 1 vạn dân, năm
1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769 người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và đại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần.
b. Giai đoạn 1976-1986: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều khơng đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều cơng trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khố V (6/1986) đã đánh giá tình hình sau cuộc điều chỉnh giá-lương-tiền (9/1985) và khẳng định chính thức đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Tuy vậy, tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân vẫn cịn nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn trầm trọng:
o Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất khơng có phát triển: Nếu tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8% bình quân hàng năm chỉ tăng 3,7%, trong khi tỷ lệ dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%.
o Khơng có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng.
o Siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước ln tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19-92%. Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% .
o Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc Đổi mới.
c. Giai đoạn 1986- đầu thế kỷ 21: Đổi mới kinh tế
Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ.
Kinh tế:
Về công nghiệp:
o những thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 (thế kỷ XX). Bình quân 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn ngành đạt 13,7%, vượt xa kế hoạch đề ra (7,5%-8,5%); trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 15%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 10,6%. Trong 5 năm 1996-2000, sản xuất công nghiệp nước ta tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8%, 1998 tăng 12,1%, 1999 tăng 10,4% và năm 2000 tăng 17,5%.
o Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngồi quốc doanh và cơng nghiệp có vốn FDI, trong đó cơng nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo.
o Cơng nghiệp FDI do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế chính sách ngày càng thơng thống, nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn định hơn hẳn khu vực công nghiệp trong nước.
Về nông nghệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp mà nội dung cơ bản là khốn gọn
đến hộ nơng dân, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đã đánh dấu sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta
Mở rộng quan hệ quốc tế: với phương châm Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước. Tính tới tháng 7/2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại với 61 nước, trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại thương với nước ta từ 50 nước năm 1990 lên 170 nước năm 2000. Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta... Chưa bao giờ mối quan hệ ngoại giao và kinh tế của Việt Nam lại phát triển sâu rộng và đa dạng như ngày nay.
d. Trong thế kỷ 21: từng bước phát triển lớn mạnh
Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước (GDP), theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường: giá dầu thơ và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; ở trong nước thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân cư.
Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đạt 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn trước). 2008 là một năm không vui với tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt ~6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999. Các năm
2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32% ,năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%
Đến năm 2011, Việt Nam lại đối mặt với tình hạn lạm phát mức rất cao. Nghị quyết số 11 được Chính phủ đưa rắt thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát. Theo đó, lãi suất ngân hàng tăng rất cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong năm 2011, nhiều phân tích kinh tế trong nước cho rằng Nghị quyết 11 đã phát huy tác dụng, là liều thuốc chữa lạm phát hữu hiệu.
Tuy nhiên, sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường Bất động sản và Chứng khoán suy thối, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD. Một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế. Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD), trong đó nợ nước ngồi bằng 38,9% GDP.
Xuất khẩu tăng nhanh trong khi nhập khẩu được kiềm chế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng nên cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Trong ba năm liên tiếp 2012- 2014, cán cân thương mại của Việt Nam đã chuyển sang trạng thái thặng dư sau nhiều năm thâm hụt. Mặc dù, năm 2015 nhập siêu quay trở lại, ước khoảng 3,2 tỷ USD (tương đương 1,97% kim ngạch xuất khẩu, nhưng vẫn nằm trong mức mục tiêu đề ra (dưới 5% kim ngạch xuất khẩu), nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm trên 91,3%).
Đến năm 2016, do bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ
đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016. Tuy nhiên, với mức đóng góp lên tới 28,4% trong cơ cấu GDP khu vực công nghiệp, sự suy giảm của ngành khai khống đã tác động khơng nhỏ tới tăng trưởng khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế chung. Ước tính năm 2016, ngành khai khống suy giảm tới 4% so với cùng kỳ năm ngoái, làm giảm 0,33 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) giảm dần so với mức tăng cùng kỳ năm 2015. Tính chung cả năm, chỉ số này chỉ tăng 7,5%, thấp hơn con số 9,8% cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, đà suy giảm từ đầu năm đã bắt đầu chững lại. Chỉ số tiêu thụ tăng nhẹ, trong khi tồn kho ngành chế biến, chế tạo giảm nhẹ. Chỉ số tiêu thụ và tồn kho cộng dồn tới tháng 11/2016 tăng tương ứng là 8,4% và 8,1%. Từ đây ta sẽ có cái nhìn nhận và đánh giá với nền kinh tế Đức so sánh cùng kỳ.
3.1.2. Điểm tương đồng và khác biệt với nền kinh tế Đức
a. Điểm tương đồng
Sau năm 1945 hai nước đều vừa trải qua chiến tranh. Vì vậy đều chịu tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần. Hồn cảnh lúc đó bấy giờ hai nước đều đang đối mặt với nạn đói, nhân dân sống trong thiếu thốn.
Về mặt chính trị: nếu Đức phải chịu cảnh bị chia cắt thành bốn vùng chiếm đóng của phe đồng minh chiến thắng áp đặt thể chế của riêng mình, đồng nghĩa là sự chia cắt đất nước thành hai miền Đơng - Tây với hai chế độ chính trị đối lập, thì Việt Nam cũng có nỗi khổ riêng là phải đối mặt với việc đất nước bị chia cắt thành 2 miền Nam-Bắc và cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Miền Bắc VN không chỉ bắt tay vào xây dựng củng cố chế độ XHCN mới thành lập mà còn là hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam.
Cả hai nước đều chưa thể hoàn toàn tập trung phát triển kinh tế ngay được mà cần phải từng bước ổn định chính trị.
b. Điểm khác biệt
Giai
đoạn Đức Việt Nam
Tổng quát
Người Đức bắt đầu tái thiết kinh tế với chủ trương chán ghét các doanh nghiệp lớn bởi họ có mối quan hệ với Đức quốc xã. Với chính sách tập trung vào khoa học kỹ thuật đã phục hồi nhanh chóng, Đức đã vươn lên trở thành 1 trong những cường quốc trên thế giới nhờ vào các cuộc CM KH-CN và chính sách hợp lý: chú trọng đầu tư