Chương 3 .Bài học cho Việt Nam
3.2. Bài học cho Việt Nam
3.2.1. Bài học kết hợp cơ chế thị trường với chế độ XHCN
Trong giai đoạn vừa qua, sự phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khu vực FDI, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường chứng khốn, xã hội hóa dịch vụ cơng, triển khai đối tác công - tư một cách sáng tạo trong xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng, v.v.. đã góp phần giải phóng sức sản xuất và mọi tiềm năng phát triển trong và ngoài nước.
Thứ nhất, về nguyên lý về tự do cạnh tranh:
Doanh nhân là thành viên tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Muốn họ tham gia đóng góp vào cơng cuộc phát triển thì phải dành cho họ một sân chơi phù hợp, một luật chơi bình đẳng, và hỗ trợ để họ thành cơng, vì bản thân sự thành cơng đó cũng tạo ra của
cải và phồn vinh cho xã hội. Đối với nguyên lý này, Quốc hội Đức đã bỏ ra bảy năm để thảo luận và ban hành “Đạo luật chống sự hạn chế cạnh tranh”, Bộ trưởng Ludwig Erhard gọi đó là hiến pháp của KTTTXH.
Việt Nam cần học hỏi điều này ở Đức bởi vì trong một thị trường đa cực (Polypol) có tính cạnh tranh tồn diện, khơng có thành phần nào là chủ đạo, thành phần nào là phụ. Mọi thành phần đều bình đẳng như nhau. Trong việc tranh đua lấy hợp đồng, không thành viên nào được ưu tiên trong lúc thành viên khác bị lép vế. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trường. Luật pháp phải đủ mạnh để trừng trị các hoạt động làm hạn chế tính cạnh tranh lành mạnh. Chính vì vậy, Việt Nam cần cứng rắn và cơng bằng hơn trong việc đưa ra các điều luật về tính cạnh tranh trong kinh tế.
Thứ hai, nguyên lý về tư hữu tư liệu sản xuất :
Nếu luật pháp không bảo vệ quyền tư hữu vĩnh viễn về TLSX, mọi sáng kiến thử nghiệm sản phẩm mới sẽ thui chột, mọi đầu tư lâu dài sẽ khơng có, mọi hoạt động kinh tế đều ăn xổi ở thì. Đức thừa nhận quyền tư hữu toàn diện (TLSX và phương tiện sinh sống) trong hiến pháp. Thành cơng của mơ hình KTTTXH một phần lớn nhờ chính sách bảo vệ tư hữu, phát huy và hỗ trợ kinh tế tư nhân, bán hoặc cổ phần hóa các tập đồn nhà nước và cho tư nhân tham dự thành người chủ. Nhà nước khơng thành lập tập đồn nào mới, họ rút lui khỏi mọi hoạt động kinh tế, để dành mọi hoạt động cho tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Từ bài học trên, Việt Nam nên đưa ra các chính sách thiết thực hơn nữa để bảo hộ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN. Chẳng hạn như củng cố cơ chế hành lang luật sở hữu trí tuệ, bởi khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo đảm mới tạo ra động lực cho sáng tạo và phát triển.
Thứ ba, nguyên lý về hạn chế quyền lực kinh tế: khi một tập đồn có quyền lực kinh
cạnh tranh, giới tiêu thụ sẽ chịu sự khống chế giá cả. Ngoài ra, quyền lực kinh tế sẽ dẫn đến thao túng chính trị, làm nhà nước suy yếu, xã hội bị thiệt thịi.
GS. Franz Bưhm cho rằng “quyền lực cá nhân cũng như quyền lực của bất kỳ một cơ cấu tổ chức nào đều cần được hạn chế để bảo vệ tự do cho từng thành viên riêng lẻ trong xã hội”. Đạo luật quan trọng nhất trong các đạo luật kinh tế Đức là nhắm tới việc triệt hạ quyền lực kinh tế, hoặc nơi nào không triệt hạ được thì hạn chế đến mức tối đa.
Kết luận: Bài học Việt Nam cần rút ra là: Sự thành công của KTTTXH trước hết do nhận thức đúng đắn nguyên lý của thị trường để đưa ra các biện pháp hợp quy luật. Thành phần kinh tế tư nhân đã đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Nhà nước cần có chính sách bảo vệ triệt để quyền tư hữu TLSX để có thể huy động được thành phần kinh tế tư nhân vào công cuộc xây dựng nền kinh tế.
3.2.2. Bài học về chế độ sở hữu trong nền kinh tế xã hội
Mơ hình Mittelstand và những bài học cho Việt Nam
Để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, Việt Nam cần có những cải cách đúng đắn về chế độ sở hữu và quản lý, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp tư nhân khơng nên bị đối xử bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhà nước mà phải đưa ra các điều kiện kinh doanh công bằng cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chiếm đến quá 2/3 số lượng nhưng lại đang không nhận được nhiều “ưu ái” như các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Cơ chế xin-cho vẫn đang hiện hữu ngay cả khi chế độ bao cấp đã được loại bỏ cũng cần được bài trừ triệt để, để tất cả các doanh nghiệp có cơ hội được đâu tư và phát triển như nhau.
Cần có giải pháp cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa các loại báo cáo tài chính, th các cơng ty kiểm tốn có yếu tố nước ngồi về thẩm định tình hình tài chính của các DNNN, phịng trường hợp làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Cần tạo ra một thị trường mở, cho đầu tư kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực. Khơng kiểm sốt bất kỳ ngành cơng nghiệp nào.
Giải pháp về thuế: Cần đảm bảo mục tiêu nghĩa vụ thuế cơng bằng, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người trong nước và người nước ngoài, thực hiện đúng cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu thep CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác
Giải pháp về thị trường chứng khốn: Như trong mơ hình Mittelstand đã nói, khơng nên niêm yết giá trên thị trường chứng khốn mà nên kiểm soát các doanh nghiệp để tạo ra các lợi nhuận dài hạn.
3.2.3. Bài học kết hợp chặt chẽ cải cách trong nước và mở cửa ra thế giới
Các Mittelstand ln quan niệm mơ hình kinh doanh khơng bao giờ được khép kín. Thật vậy, một nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển thì khơng thể khơng hội nhập. Khi thế giới đang cố gắng học hỏi từ các Mittelstand, thì họ cũng bận rộn học hỏi thế giới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức không chỉ hoạt động bên trong lãnh thổ của Đức. Thị trường của họ trải dài khắp các quốc gia trên thế giới. Sự cạnh tranh trên toàn thế giới thúc giục ngay cả những doanh nghiệp nhỏ phải tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa. “Ngày nay, các DNNVV của chúng tôi đã đầu tư ra nước ngồi - khơng chỉ ở châu Âu, nơi có mơi trường pháp lý tương đồng với Đức, mà còn ở những quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Trước đây, các công ty chỉ thuê nhân công trong nước, nhưng ngày nay, nếu khơng học hỏi những mơ hình quản lý hiện đại, phương thức sản xuất dựa trên công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển, và đặc biệt là sự hiểu biết về văn hóa bên ngồi, khơng một doanh nghiệp nào có thể tồn tại”, tiến sĩ Wolfgang Manig khẳng định. Cũng như vậy, nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển mạnh càng phải đẩy mạnh q trình hội nhập kinh tế tồn cầu trên cơ sở kết hợp chặt chẽ cải cách trong nước và mở cửa ra thế giới. Trên cơ sở đó, chính sách cải cách trong nước và hội nhập kinh tế thế giới gồm các nội dung sau:
Thực hiện mạnh mẽ chính sách dân chủ hố về kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc hiến định là tự do kinh doanh, tự do khế ước trong khn khổ pháp luật. Mọi cơng dân Việt Nam có đủ điều kiện theo luật định đều có quyền tự mình hoặc liên kết với những người khác thành lập doanh nghiệp hoặc kinh doanh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Đẩy mạnh cải cách chất lượng nguồn nhân lực: Việt Nam có dân số vàng nhưng chất lượng nhân lực thấp. Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, phải bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng phát triển theo chiều sâu, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, chú trọng vào thực tiễn chất lượng chứ không phải lấy số lượng cho đủ chỉ tiêu, tiếp thu cơng nghệ hiện đại, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và tổ chức giáo dục, đào tạo nghề.
Đề ra các chính sách thương mại phù hợp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi FDI. Mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Việt Nam là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu. Hoạt động thu hút FDI liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, rõ ràng, thông thống, bình đẳng và có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Với việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, đặc biệt là nguồn vốn từ các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Đức,…Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi để học hỏi các công nghệ hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà. Ví dụ các chính sách thu hút FDI của Đức:
o Thể hiện thái độ chào đón đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
o Pháp luật khơng có sự phân biệt giữa người Đức và người nước ngồi liên quan đến đầu tư hoặc thành lập cơng ty. Khung pháp lý cho vốn đầu tư nước ngoài ở Đức ủng hộ các nguyên tắc tự do thương mại và thanh tốn nước ngồi. Ở Đức, các doanh nghiệp nước ngoài khi đến đầu tư kinh doanh cũng sẽ được đối xử giống như doanh nghiệp Đức.
Chúng ta cần thu hút và phải sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, phải tính đến kiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững trong đó bao gồm đảm bảo về môi trường.
o Nên hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành cơng nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, khơng làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đồng thời vẫn đảm bảo các điều kiện của môi trường.
o Cần tạo ra sự liên kết giữa các khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và húc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế việc nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể sản xuất ra được.
o Cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài
Giải pháp về cơ sở hạ tầng
o Cần chú trọng xây dựng các tuyến giao thông hiệu quả, đảm bảo cho sự vận chuyển các hàng hoá được lưu thơng an tồn. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ dự án tránh trường hợp kéo dài thời gian thi cơng, khiến cho chi phí thực cao hơn chi phí dự kiến rất nhiều lần.
o Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, chú trọng hình thành các khu cơng nghệ cao, từ đó cũng góp phần thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả của khu vực FDI.
o Để thu hút vốn đầu tư FDI, cần cung cấp một lực lượng lao động đặc biệt có trình độ, năng động và tận tâm, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ cơng nghệ mới và hiện đại. Nên thanh lọc và tư nhân hóa các trường dạy nghề, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tham gia quản lý và đào tạo nghề trực tiếp, tránh trường hợp có quá nhiều trường dạy nghề do các địa phương quản lý với quy mơ nhỏ, trình độ yếu kém.
o Kí kết hợp tác song phương, trao đổi đào tạo nguồn nhân lực với các cường quốc trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN- Úc- Niu-di-lân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác Xun Thái Bình Dương (TPP). Với việc kí kết các hiệp định hợp tác quốc tế, Việt Nam, ngoài cơ hội thu hút nguồn vốn nước ngồi lớn, chuyển giao cơng nghệ hiện đại cịn có cơ hội trao đổi nguồn nhân lực với các cường quốc trên thế giới, điển hình là chiến lược phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước Việt Nam- Nhật Bản, hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Hàn Quốc,…
o Thực hiện hóa các chính sách thu hút người tài hồi hương để xây dựng đất nước như chính sách trả lương cho họ bằng với mức lương khi họ làm việc ở nước ngồi, chính sách hỗ trợ cho gia đình họ có chất lượng cuộc sống tốt và đảm bảo, … để họ có thể n tâm cơng tác, nghiên cứu khoa học, cống hiến cho Tổ quốc.
3.2.4. Bài học về vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế
Với sự học hỏi mơ hình kinh tế thị trường xã hội, hệ thống kinh tế cần phải được nhà nước định hướng. Nhưng điều này khơng có nghĩa là kế hoạch hóa tập trung hay sự can thiệp quá sâu của nhà nước, mà ở đây cần phải có một khung pháp lý và một số nguyên tắc cơ bản của chính sách kinh tế mà các chính trị gia bắt buộc phải tuân theo.
Nhà nước ở đây phải đủ mạnh, đủ năng lực bảo vệ thị trường đang hoạt động, tránh khỏi sự đe dọa của quyền lực độc quyền.
Những cơ quan có liên quan tới chính sách xã hội và ổn định kinh tế vĩ mơ có vai trị chủ đạo, nhằm cố gắng loại trừ lạm phát và thất nghiệp bằng các biện pháp tiền tệ và tài khóa. Một mặt, mơ hình kinh tế thị trường xã hội tìm kiếm sự cân bằng giữa việc tạo ra và duy trì kinh tế thị trường, mặt khác đảm bảo sự công bằng xã hội. Điều này thực hiện thông qua hệ thống thuế, các biện pháp và phúc lợi nhà nước xã hội đa dạng, cùng với đó là những quyền về xã hội và các cơ hội giáo dục, như: trợ cấp cho người yếu thế, bảo đảm tối thiểu sự an toàn nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống (tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, tuổi già)...
Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân bằng các chính sách và cơng cụ kinh tế, nhưng nên hạn chế tối đa sự can thiệp theo lối mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bằng việc tăng cường ban hành pháp luật, nên dần dần tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho mọi hoạt động sản