CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CƠ HỘI ĐẦU TƯ
3.2 xuất phương án quản lý rủi ro
3.2.1 Với rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh
- Đẩy mạnh nghiên cứu mở các đường bay mới, mở rộng thị trường. Từ năm 2010, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận hợp tác liên danh linh hoạt một chiều với Delta Air Lines trên 10 đường bay đến/đi từ Mỹ và 10 đường bay nội địa Mỹ. Nhờ thỏa thuận hợp tác này, hành khách của Vietnam Airlines có thể đến 8 tiểu bang tại Mỹ thông qua nối chuyến với Delta Air Lines tại Tokyo (Nhật Bản) hoặc Frankfurt (Đức).
- Việc gia nhập Liên minh Hàng khơng tồn cầu (Sky Team) giúp Delta Air Lines mở rộng ảnh hưởng, vươn tới nhiều thị trường khác. Đây cũng là thuận lợi lớn cho hãng trong cuộc cạnh tranh thu hút du khách quốc tế di chuyển giữa Việt Nam và Mỹ so với các hãng trong nước. Delta Air Lines cần phải tận dụng triệt để lợi thế này, vì cả hành khách lẫn nhân viên của hãng sẽ đều được hưởng rất nhiều ưu đãi về dịch vụ, hành lý, phòng chờ khi Delta Air Lines là thành viên của SkyTeam.
- Đầu tư hiện đại hóa đội máy bay, mua nhiều máy bay mới, hiện đại của Airbus và Boeing nhằm tiết kiệm nhiên liệu, thời gian bay nhanh, cất hạ cánh nhẹ nhàng êm ái. Việc trang bị tàu bay mới cùng các phương tiện giải trí trên chuyến bay, nâng cao chất lượng phục vụ của phi hành đoàn, thời gian bay nhanh, êm ái tiện nghi sẽ nâng cao hình ảnh của Delta Air Lines tại Việt Nam.
3.2.2 Với các rủi ro khác
- Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại các cảng hàng không hiện chưa thực sự tốt, ảnh hưởng đến vận hành, khai thác của các hãng. Do đó, trong chiến lược phát triển của
mình, Delta Air Lines cần phải bắt đầu “mạnh tay” sang những lĩnh vực khác như: đào tạo phi công, mua, cho thuê máy bay…
- Thực hiện các phương án điều hành linh hoạt, mua nạp dầu tại cảng đến hoặc mang dầu sẵn dầu từ cảng đi, lên phương án sẵn cho các đường bay tránh bão để không bị thụ động khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, sắp xếp lịch bay hợp lý để tận dụng tàu bay, hạn chế tối đa thời gian tàu nằm tại sân đỗ.
KẾT LUẬN
Thơng qua việc tìm hiểu việc quản trị rủi ro trong đầu tư ngành hàng không tại Việt Nam, chúng em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp, cũng như quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Khi làm bài tiểu luận, chúng em đã được thực hành thực tế quản trị rủi ro từ việc áp dụng những lý thuyết đã học. Ngoài ra, chúng em cũng đã hiểu rõ hơn về những rủi ro của ngành hàng không tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại, mặt khác của ngành kinh doanh đầy tiềm năng này.
Trên đây là những ý kiến, tìm hiểu của nhóm về quản trị rủi ro trong ngành hàng khơng, do trình độ nghiên cứu và thời gian cịn hạn chế, tiểu luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cơ để hồn thiện tiểu luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nam Hải, 2008. Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoài
thương của các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế thế giới
và quan hệ kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Quy và các cộng sự, 2007. Nghiên cứu – Phân tích các rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học
Ngoại thương.
3. Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
4. Chế Thị Mai Trang, 2018. Báo cáo ngành hàng không: Tiềm năng tăng
trưởng tốt nhưng giá giao dịch đã phản ánh đầy đủ giá trị hợp lý.
5. Anh Minh, 2019. Vietnam Airlines và Delta Air Lines mở rộng hợp tác kết
nối Việt Nam – Mỹ. Website: https://baodautu.vn/vietnam-airlines-va-delta-
air-lines-mo-rong-hop-tac-ket-noi-viet-nam---my-d105496.html
6. Vô danh, 2016. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietnam
Airlines. Xemtailieu.
7. Thuỵ Vân, 2011. Rủi ro mới với ngành hàng không. Diễn đàn Doanh nghiệp, 17/06/2011.