Mơ hình đã được áp dụng trên nền tảng kêt quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU THỊ TRƯỜNG TIỀN tệ VIỆT NAM TRONG bối CẢNH của CMCN 4 0 (Trang 25 - 27)

2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu

2.3 Mơ hình đã được áp dụng trên nền tảng kêt quả nghiên cứu

Để bắt kịp với tốc độ phát triển và chạy đà theo CMCN 4.0 thì cần một nền tảng tốt về công nghệ thông tin(CNTN). Là một trong những ngành nhiều năm liền dẫn đầu về ứng dụng CNTT, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp ứng dụng CNTT trong toàn Ngành, nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất với cuộc CMCN 4.0 như: Áp dụng cơng nghệ ảo hóa máy chủ nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng; triển khai cơng nghệ phân tích dữ liệu lớn; bước đầu ứng dụng công nghệ mạng xã hội, công nghệ di động trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hệ thống một cửa quốc gia hải quan ASEAN.

Các giải pháp nêu trên khơng chỉ mang lại lợi ích hỗ trợ công tác quản lý tài chính của Ngành, mà cịn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội, giúp ngành Tài chính thiết lập được những nền tảng căn bản để sẵn sàng và chủ động trong việc triển khai ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0...

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 của ngành Tài chính, Bộ Tài chính cũng đã ban hành một số văn bản định hướng triển khai ứng dụng cơng nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách như: Quyết định số 556/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính trong giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 448/2018/QĐ-BTC ngày 30/3/2018 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính nhằm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ.

Đặc biệt, trước đó, ngày 09/3/2018, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách với mục tiêu “Chủ động áp dụng các thành quả công nghệ của CMCN 4.0, xây dựng nền tảng quản trị thông minh, cung cấp các dịch vụ tài chính thơng minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số.

Đến năm 2025, hồn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái Tài chính số. Ngành Tài chính đóng vai trị kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng tồn diện nhu cầu giao dịch tài chính cơng, nhu cầu khai thác sử dụng thơng tin số của Chính phủ, người dân, DN và các tổ chức”.

Ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 2445/QĐ-BTC về việc triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính. Với mục tiêu tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trị chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền “Tài chính số” hiện đại tại Việt Nam. Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính được ban hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở hướng tới tài chính số, kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính có mục tiêu lấy người dân, DN làm trung tâm; tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trị chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam...( Đỗ Thị Kim Chi, 2019)

Đề xuất, kiến nghị

Nhằm tiếp tục ứng dụng CNTT nói riêng và thành tựu CMCN 4.0 nói chung vào lĩnh vực tài chính - ngân sách, tới đây, cần tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính theo Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 30/3/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, trong đó chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược và hồn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số

trong ngành Tài chính. Trong đó, tập trung hồn thiện chính sách tạo hành lang pháp lý triển khai Tài chính số như: Các cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế, tài

chính nhằm khuyến khích DN đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và các cơng nghệ tiên tiến khác; Kết nối, tích hợp, trao đổi thơng tin dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương; Số hóa các giao dịch nội bộ...

Thứ hai, tiếp tục xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, kiến

trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính hướng tới kiến trúc tài chính số. Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2445/QĐ-BTC về việc triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính. Trong đó, giai đoạn tới năm 2020, ngành Tài chính sẽ tiếp tục hồn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động tồn Ngành thơng qua Chính phủ điện tử và các cơng cụ số hóa.

Từ năm 2021 - 2025, các hệ thống thơng tin phục vụ xây dựng văn phịng khơng giấy tờ tiếp tục được hồn thiện, xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Hệ sinh thái ngành Tài chính số được thiếp lập, trong đó Chính phủ đóng vai trị kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ Tài chính thơng minh. Từ năm 2026 - 2030, ngành Tài chính hướng tới thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hồn tồn và nền tài chính thơng minh với đóng vai trị dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ Tài chính, chuyển đổi mơ hình kinh tế bao hàm kinh tế số…

Thứ ba, triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thơng tin tài chính. Theo

đó, triển khai đám mây ngành Tài chính ở mức hạ tầng và sử dụng đám mây chung đảm bảo tính hiệu quả và an tồn thơng tin toàn diện. Kết nối các trung tâm điều hành an ninh mạng, cung cấp thông tin về các sự kiện, sự cố an tồn thơng tin, phục vụ hoạt động quản lý, giám sát, điều hành công tác bảo đảm an tồn thơng tin tồn ngành Tài chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU THỊ TRƯỜNG TIỀN tệ VIỆT NAM TRONG bối CẢNH của CMCN 4 0 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)