Doanh thu của Sabeco giai đoạn 201 2 2020

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THƯƠNG vụ ma kỉ lục TRONG HOẠT ĐỘNG FDI của VIỆT NAM 2009 2018 THAIBEV – SABECO (Trang 35 - 39)

3.1.3. Lợi ích mà hai bên mong muốn

3.1.3.1. Lợi ích mà Thaibev mong muốn

Tận dụng mạng lưới phân phối khổng lồ của Sabeco (32.000 điểm phân phối) để chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam. Thị trường Việt Nam vẫn cịn khơng gian phát triển rất lớn khi chỉ số khả năng chi trả (affordability index) vẫn cịn rất thấp, mức chi tiêu cho 0,5 lít bia Lager ở Việt Nam chiếm 0,58% thu

Tính tốn dùng Sabeco làm bàn đạp chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á... Tận dụng được quỹ đất “vàng’’ của Sabeco. Hướng tới sản xuất, phát triển ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam.

3.1.3.2. Lợi ích mà Sabeco mong muốn

Sabeco sẽ tăng thị phần nhờ chiến lược thương hiệu và hoạt động marketing hiệu quả hơn, độ mới của sản phẩm tại điểm bán lẻ tốt hơn và năng lực bán hàng được cải thiện.

3.2. Quá trình mua lại

Trong thương vụ M&A giữa ThaiBev và Sabeco, để có thể thâu tóm được thương hiệu bia lâu năm này của Việt Nam, ThaiBev đã sẵn sàng trả một mức giá khá cao, quá trình này gọi là “control premium"- được định nghĩa là số tiền lớn hơn so với giá thị trường mà bên mua phải bỏ ra để có được quyền kiểm soát một doanh nghiệp sau thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). "Control premium" cao khi bên mua kỳ vọng rằng sau khi mình kiểm sốt được doanh nghiệp thì sẽ tác động đến chiến lược, đội ngũ, cấu trúc quản trị, thị trường, sản phẩm,... để tạo ra dòng tiền đủ lớn bù đắp lại chi phí mua cao hơn giá thị trường đã bỏ ra.

Giai đoạn 1: Các bước để Thaibev thâu tóm 53,59% cổ phần của Sabeco

Mục đích của tập đồn Thai Berverage là thâu tóm Sabeco nhưng do vướng quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài “Đối với cơng ty đại chúng hoạt động

trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngồi mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngồi, thì tỷ lệ sở hữu nước ngồi tối đa là 49%”, (Luật Đầu tư, 2014), nên tập đồn đã phải đi đường

vịng để thâu tóm doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất Việt Nam bằng cách thành lập công ty con TNHH Vietnam Beverage (Vietbev) để “lách luật” tham gia đấu giá cổ phần Sabeco.

***Phương thức tiến hành:

Tháng 10/2017, Công ty TNHH Vietnam Beverage được thành lập với vốn điều lệ trên 682 tỷ đồng, trụ sở nằm trong một ngõ nhỏ ở phố Lý Nam Đế (Hà Nội) với chỉ 2 nhân viên. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Michael Chye Hin Fah, giám đốc là bà Trần Kim Nga. Đây là công ty con 100% vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam- Trong khi đó, F&B Alliance Việt Nam lại được nắm giữ gián tiếp 49% bởi Beer Co. Ltd, công ty bia do Thailand Beverage (ThaiBev) sở hữu 100% có trụ sở tại Hồng Kơng. Như vậy, thông qua nhiều công ty con, tỷ phú Thái Lan Charoen

Chiều ngày 18/12/2017, Vietnam Beverage (do do ThaiBev của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi gián tiếp sở hữu 49%) đã mua trọn lô 343,66 triệu tương đương 53,59% vốn điều lệ cổ phiếu SAB của Sabeco với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị hơn 109.972 tỷ đồng (4,8 tỷ USD). Vietnam Beverage chính thức nắm quyền chi phối hãng bia lớn nhất Việt Nam. Nhưng Bộ Công Thương vẫn năm giữ 36% cổ phần tại Sabeco.

Giai đoạn 2: Con số này có thể tăng lên 100% trong tương lai

Vào ngày 3/12/2018, Sabeco đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tháo gỡ toàn bộ giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi hay khơng hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi tại đây. Theo đó, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa tại Sabeco là 100% thay vì tỷ lệ 49% trước đó. Chính vì vậy, ThaiBev đã đi “nước cờ” tiếp theo đó là tái cơ cấu lại khoản cho vay của BeerCo với Vietnam Beverage thông qua hoạt động tăng vốn đối với Vietnam Beverage.

Ngày 28/12/2018, Vietnam Beverage đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 681,66 tỷ đồng lên 111.890,46 tỷ đồng (tương ứng tăng thêm 111.208,8 tỷ đồng), trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Ngày 2/1/2019, Vietnam Beverage đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ cấu sở hữu mới từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội. Với việc BeerCo mua lại khoản nợ của Vietnam Beverage và tăng vốn điều lệ của Vietnam Beverage gấp 164 lần, BeerCo hiện đang nắm giữ tới 99,39% vốn điều lệ của Vietnam Beverage và qua đó đưa Vietnam Beverage từ công ty TNHH MTV trở thành một công ty TNHH nhiều thành viên.

Việc chuyển đổi khoản vay của Vietnam Beverage khiến doanh nghiệp này cũng như Sabeco chính thức trở thành cơng ty nước ngoài và giúp giảm gần 5 tỷ USD trong tổng nợ quốc gia của Việt Nam. Cùng việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 9,84% vốn điều lệ trong thương vụ thoái vốn 2017, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco sau khi cộng thêm sở hữu của Vietnam

Beverage đã tăng lên 63,35%; thay vì chỉ cho phép giới hạn ở tỷ lệ 49% trước đó.

3.3. Tác động sau thương vụ

3.3.1. Tác động tới thị trường bia- rượu- nước giải khát Việt Nam

Sau thương vụ này, thị trường bia Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hết, và tạo ra nhiều sự cạnh tranh giữa các hàng bia.

3.3.1.1. Thị phần của Sabeco so vs các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường bia Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THƯƠNG vụ ma kỉ lục TRONG HOẠT ĐỘNG FDI của VIỆT NAM 2009 2018 THAIBEV – SABECO (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)