- Đưa Sabeco thành thương hiệu toàn cầu:
Sau khi tiến hành đổi chủ, định hướng của doanh nghiệp là cạnh tranh toàn cầu nhưng vẫn làm chủ được thị phần trong nước: phải đủ mạnh ở sân nhà và được tôn trọng ở sân khách.
Saigon. Một trong số sự ghi nhận đạt được: Bia Saigon đã giành huy chương vàng tại hạng mục "Giải thưởng quốc tế dành cho dịng Bia Lager dung tích nhỏ" (International Smallpack Lager Competition), nhóm 1 (Nồng độ cồn: 2.9% - 4.4%) tại Giải thưởng Bia Quốc tế - International Brewing Awards (IBA) 2019. SABECO là nhà sản xuất bia Việt Nam đầu tiên đạt được giải thưởng danh giá này, giúp khẳng định uy tín và danh tiếng của sản phẩm Việt trong ngành sản xuất bia quốc tế. (Phương Chi, 2019)
Một trong những động thái đáng kể cho những tham vọng xuất ngoại là: Bia Saigon trở thành nhà tài trợ chính thức trên áo đấu của đội bóng Leicester City cho mùa giải 2018/2019. Nó cũng biến Sabeco là cơng ty đầu tiên và Bia Saigon là thương hiệu Việt đầu tiên trở thành nhà tài trợ của một đội bóng lớn tầm cỡ thế giới.
- Tham vọng “Sabeco 4.0” của Thaibev - Thống lĩnh thị trường, bứt phá lợi nhuận:
Thai Beverage PCL (ThaiBev) đã bắt đầu xây dựng “Sabeco 4.0” với mục tiêu chiến lược cho năm 2019 và thời gian tới được xác định là “Definitive Market Leader, Significant profit improvement” (tạm dịch: Thống lĩnh thị trường, bứt phá lợi nhuận).
Những mục tiêu về thị phần và lợi nhuận mà ThaiBev đặt ra phần nào phản ánh quyết tâm của tập đồn này trong việc giúp Tởng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gịn lấy lại đà tăng trưởng trước đó.
Mục tiêu chiến lược cho Sabeco sẽ được ThaiBev xây dựng trên 7 trụ cột chính là: Bán hàng (Sales), Thương hiệu (Brand), Sản xuất (Production), Chuỗi cung ứng (Supply Chain), Chi phí (Cost), Nhân viên (WARM Empoyees), và Quản trị (Board). Trong đó, về mặt nhân sự, ThaiBev muốn thiết lập hệ thống nhân viên theo các tiêu chí như: sẵn lịng (Willing), có khả năng (Able), sẵn sàng (Ready) và có động lực (Motivated).
3.4. Phân tích mở rộng thương vụ
3.4.1. Tham vọng của Thái Lan
Theo Cục đầu tư nước ngồi, Thái Lan là một trong những quốc gia có quan hệ hợp tác đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm, sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Thái Lan cũng là nước đứng thứ 10 đầu tư vào Việt Nam tính theo tởng vốn đầu tư lũy kế các dự án có hiệu lực từ năm 1988 đến 20/11/2016, tính đến nay tởng giá trị đầu tư là 7,75 tỷ USD với 443 dự án vào Việt Nam.
So với các nước đầu tư khác vào Việt Nam, mặc dù Thái Lan khơng rót nhiều vốn nhưng lại trải rộng khá nhiều ngành nghề: từ công nghiệp chế biến, bán buôn bán lẻ cho đến nông nghiệp. Theo phân tích, lịch sử 25 năm đầu tư vào Việt Nam của Thái Lan có thể chia làm 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1992 – 1993: Thái Lan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm
1992. Tuy nhiên thời kỳ 1992-1993 thu hút FDI từ các Thái Lan vào Việt Nam rất khiêm tốn, đạt 7 dự án với tổng vốn đầu tư 52,77 triệu USD.
Giai đoạn 1994 – 1996: Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên Asean
và tiến vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này có sự bứt phá về các dự án FDI từ các nước Asean nói chung và từ Thái Lan nói riêng.Trong 3 năm, nếu như có 125 dự án đầu tư vào Việt Nam từ các nước ASEAN với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 6,2 tỷ USD, thì Thái Lan đã có đến 30 dư án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 579,9 triệu USD.
Giai đoạn 1997 – 2005: Năm 1997, khủng hoảng tài chính nở ra tại Thái
Lan và ảnh hưởng đến 1 số nước trong khu vực, kéo theo ảnh hưởng khá nặng nề tới tình hình thu hút FDI của các nước Asean nói chung và của Thái Lan vào Việt Nam. Kết quả thu hút FDI đi xuống. Trong 8 năm từ 1997 đến 2005, Việt Nam chỉ thu hút được 72 dự án FDI của Thái Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký 426,97 triệu USD. Năm 1997, chỉ có 9 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 39,7 triệu USD, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1996; Các năm từ
2001 đến 2005, tình hình thu hút FDI từ Thái Lan đã khả quan hơn song vẫn rất thấp so với giai đoạn trước.
Giai đoạn từ 2006 – 2008: Đây là giai đoạn đỉnh cao của FDI tại Việt
Nam khi gia nhập WTO. Giai đoạn này FDI của Thái Lan vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong 3 năm từ 2006 – 2008 nếu như các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 23,3 tỷ USD, riêng Thái Lan đã đầu tư gần 5 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong giai đoạn này, các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo 48 dự án và 4,81 tỷ USD tổng vốn đăng ký chiếm 98,5% tổng vốn đăng ký của Thái Lan trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ 2009 – nay: Sau thời kỳ đỉnh điểm của FDI năm 2007 –
2008 thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới cũng như tình hình thu hút FDI của Việt Nam. Năm 2009, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh, 26 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 90 triệu USD (bằng 2% so với cùng kỳ năm 2008). Sau đó, năm 2013, kết quả thu hút FDI từ Thái Lan đạt khá cao trở lại với 47 dự án và 597 triệu USD tổng vốn đầu tư
Công nghiệp chế biến là ngành được Thái Lan đầu tư mạnh. Theo cục đầu tư nước ngoài, lĩnh vực này hiện chiếm 87,2% tổng vốn đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Lĩnh vực đứng thứ 2 là bán buôn, bán lẻ với 88 dự án cấp mới vớn tổng vốn đầu tư đăng ký 268,78 triệu USD.
Vể lĩnh vực hóa dầu, xi măng- vật liệu xây dựng, có tập đồn SCG của Thái Lan. SCG bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1992 và hiện đã có SCG có 22 cơng ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 6.500 nhân viên. Theo báo cáo quý I/2016, SCG tại Việt Nam sở hữu tổng tài sản lên đến 14.845 tỷ đồng (675 triệu USD), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán hàng Quý 1/2016 của tập đoàn đạt 3.336 tỷ đồng (150 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ hoạt động của ngành bao bì và gạch men. Những cơng ty con của SCG hiện có vị trí quan trọng trong ngành có thể kể đến như
CTCP nhựa Bình Minh, nhựa Thiếu niên tiền phong, giấy Kraft Vina, Prime Group, Bao bì Alcamax,…