IV. Nguyên nhân của việc gian lận thuế:
1. Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung cịn
chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện.
- Chính sách thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp khá thơng thống, nhưng việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào thì cịn bng lỏng. Từ khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho việc thành lập các doanh nghiệp “ma”. Mặt khác cơ chế thanh toán giữa các giao dịch kinh tế cịn chưa bắt buộc thơng qua hệ thống ngân hàng do vậy rất khó kiểm sốt việc các hoạt động kinh tế đó đã phát sinh thực tế hay chỉ trên giấy tờ.
- Thiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy quan lý thuế và nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thuế, đặc biệt trong xu thế quản lý thuế hiện đại.
- Luật Quản lý thuế năm 2006 chưa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện, vì vậy phần nào đã hạn chế tính khả thi của các quy định trong Luật Quản lý thuế và chính điều này chưa thực sự khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của chủ thể có nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn tại Điều 53, Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh “người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân
trong trường hợp chưa hồn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thơng báo của cơ quan quản lý thuế. Với quy định này, nếu không xác định rõ cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan cơng an thì chắc chắn điều luật này sẽ khơng có tính khả thi, bởi thực tế hiện nay, Cục thuế địa phương không thể biết đối tượng nào nợ thuế đang chuẩn bị xuất cảnh để thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và ngược lại.
- Luật quản lý thuế 2006 đã quy định trách nhiệm việc cung cấp các thơng tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan thuế và ngược lại. Tuy nhiên chỉ cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thơng tin cần thiết nhưng cơ quan thuế không biết được đầu mối để cung cấp thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin, chẳng hạn, thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thường các doanh nghiệp mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau nhưng cơ quan thuế không biết doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để u cầu cung cấp. Vì vậy, cần có quy định cụ thể trách nhiệm của ngân hàng phải thông báo tài khoản của doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý khi đăng ký tài khoản.
Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của các cơ quan chức
năng cũng chưa được quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lỗ hổng này để khai man trốn thuế.
- Thiếu sự quyết liệt trong xử phạt, chế tài để xử phạt hành vi vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe, việc bị phạt vài ba trăm hay ba triệu do với cái lợi của hàng trăm triệu, hàng tỷ trở lên thì phạt thế khơng hiệu quả. Hiện nay hình phạt cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm tù còn mức phạt tiền cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm còn mức phạt tiền cao nhất chỉ giới hạn bằng 3 lần số tiền thuế trốn. Trên thực tế, thiệt hại do sử dụng hóa đơn khơng trung thực khiến Nhà nước thất thốt hàng trăm tỷ dồng. Có vụ án, một cá nhân chiếm đoạt nhiều tỉ đồng tiền thuế. Nếu khơng xử lý quyết liệt thì luật pháp khơng cịn tính răn đe. Do
đó, tình hình tội phạm liên quan đến thuế, mặc dù đã được công luận cảnh báo cơ quan chức năng, vẫn phát triển nhanh, đa dạng, tinh vi và ngày càng lớn về số tiền thuế chiếm đoạt.
- Cơ quan thuế chưa thực sự chủ động trong công tác quản lý thuế. Một số cán bộ thuế chưa làm trịn trách nhiệm thậm chí thối hóa, biến chất vì tư lợi riêng để lợi dụng. Khơng hiếm trường hợp chính cán bộ thuế gợi ý và tiếp tay cho một số cá nhân ăn cắp tiền thuế.
Thứ ba, sự yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn cơng chúng và thói
quen mua hàng lấy hố đơn chưa hình thành, có nhiều trường hợp được quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không đúng các quy định của thuế. Về phía người tiêu dùng, bản thân họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh nghiệp gian dối khi mua hàng khơng lấy hố đơn. Hơn nữa họ cũng khơng có động cơ giữ hố đơn. Vì vậy, nếu được người bán đề nghị khơng lấy hố đơn để khỏi mất thêm 10% tiền thì họ đồng ý ngay
Thứ tư, cả hai lĩnh vực xử lý hành chính và xử lý hình sự đều đang gặp khơng ít
khó khăn, đơn cử như xử lý hành chính, cơ quan ra quyết định mà các đối tượng không chấp hành, rồi lại để đó khơng làm đến nơi đến chốn, điều đó đồng nghĩa vơ hiệu hóa các quyết định có tính pháp lý của cơ quan chức năng; cịn xử lý hình sự thì lại càng hết sức khó khăn nên hai Bộ Cơng an, Bộ Tài chính và hai tổng cục cần ngồi lại với nhau để tháo gỡ, bàn bạc cụ thể.
Thứ năm, cơng tác xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp phịng, chống các
hành vi vi phạm chưa thực hiện triệt để, có đơn vị xây dựng kế hoạch nhưng thiếu bám sát, chỉ đạo thực hiện hoặc mới chỉ tập trung đấu tranh chống các hành vi vi phạm mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để các trường hợp doanh nghiệp “ma”.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân mà phản ánh hoạt động kinh doanh theo logic thô sơ. Nguy hiểm hơn là họ cho rằng sổ sách kế tốn là cơng cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm sốt họ mà khơng nghĩ rằng sổ sách, tài khoản, chứng từ,... là những phương tiện căn bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách hệ thống để đánh giá, đo lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như dự báo tương lai.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt. Hầu hết các hạch toán
và giao dịch đều có thể dùng tiền mặt: tiền Việt, vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Điều này được các doanh nghiệp khai thác lập bộ hồ sơ thanh tốn khống; khơng thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ và đồng thời cơ quan thuế cũng khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời.
Cịn với các cá nhân, việc được trao tay những khoản thu trực tiếp bằng tiền mặt cũng giúp họ trốn được một số tiền thuế lớn do các cơ quan chức năng không thể kiểm soát và quản lý được giá trị thực lớn hơn rất nhiều so với giá trị được ghi nhận của những khoản thu này.
Thứ ba, một nguyên nhân không kém phần quan trọng trong đó chính là yếu tố
con người. Do hạn chế về nguồn nhân lực một số cán bộ cịn thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý nên có lúc có nơi vẫn cịn tình trạng thất thu thuế, trong khi tình hình doanh nghiệp “ma” ngày càng nhiều, mặc dù tập thể cán bộ của lực lượng Cảnh sát đều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - lực lượng chuyên trách trong điều tra về trốn và gian lận thuế đã tập trung tận lực nhưng vẫn chưa thể triệt phá hết...