Nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong hoạt động

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA lại và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Phần II .Thực trạng M&A tại Việt Nam hiện nay

1. Giải pháp phát triển thị trường M&A từ phía Nhà nước

2.3. Nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong hoạt động

động M&A

Mặc dù ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều thương vụ M&A thành công nhưng chủ yếu lại là do doanh nghiệp nước ngoài chủ động thực hiện. Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết chưa có nhiều thơng tin, hiểu biết về M&A. Điều này dẫn đến: (i) Thực tế có nhiều cơng ty muốn mua và cũng có khơng ít cơng ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ khơng có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, không biết phải chuẩn bị và bắt đầu triển khai ra sao, cũng như không biết được sau M&A sẽ như thế nào? Họ khơng thể tự mình tìm kiếm đối tác phù hợp. Hơn thế nữa, cịn có tâm lý khơng chịu cởi mở, bên bán thường e ngại cung cấp thơng tin; (ii) Hiện nay có khá nhiều các cơng ty chứng khốn, tư vấn tài chính, kiểm tốn tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu, thông tin… nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua – bán gặp nhau. Ngoài ra, nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường về hoạt động M&A, việc thiếu các quản trị viên cấp cao để có thể làm giám đốc những cơ sở mới cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp vẫn cịn dè chừng trong ra quyết định M&A. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới, cần đào tạo bài bản và chun sâu hơn từng vị trí nhân sự cụ thể, có những chương trình đào tạo liên kết với nước ngồi, hoặc có kế hoạch đào tạo nhân sự ở nước ngồi để có thể học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động M&A. Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở vật chất, những cơng nghệ kỹ thuật tối ưu để có thể giúp định giá tốt nhất và dự báo tối ưu được cơ hội kinh doanh khi thực hiện M&A bởi hiện nay các cơng cụ định giá, cơng cụ tìm kiếm thơng tin doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế.

3. Đề xuất giải pháp cho một thương vụ M&A thành công

Để thực hiện một thương vụ M&A thành công, doanh nghiệp mua cần chú ý đến sự chính xác của thơng tin, phân tích các tiềm năng cũng như dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ doanh nghiệp bán. Bên cạnh đó cũng nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên mô giới,

sự tự vấn từ các bộ phận chun nghiệp. Nếu tính tốn kĩ càng, nắm bắt cơ hội kịp thời để đưa ra quyết định đúng đắn, M&A sẽ là cơ hội đưa các doanh nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới.

+ Kiểm tra độ chính xác của thơng tin: trên thực tế các thông tin, số liệu, báo cáo

thường bị che giấu bởi sự mâu thuẫn về lợi ích giữa bên mua và bên bán. Do đó, kiểm tra về độ chính xác của thơng tin là ngun tắc đầu tiên các doanh nghiệp phải tuân thủ khi tiến hành một thương vụ M&A. Để hoạt động M&A trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn nhà đầu tư, các cơ quan luật pháp cần có sự hướng dẫn, quy định với các chuyên nghiệp bán về việc làm thế nào để đưa những thông tin giả, giấu diếm thông tin bất lợi cho người mua…

+ Chú ý đến tiềm năng của doanh nghiệp: giá trị của doanh nghiệp khơng chỉ nằm

ở các tài sản hữu hình như máy móc, nhà xưởng, vốn… mà cịn ở các tài sản vơ hình khác. “Giá trị một vụ M&A tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào các tài sản vơ hình như tầm nhìn, chiến lược, đội ngũ nhân sự, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, tình trạng niêm yết…”, ơng Hà Minh Kiên, giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp ( cơng ty chứng khốn APEC ) cho biết.

+ Phân tích và dự báo các rủi ro: Mức độ thành công hậu M&A phụ thuộc rất

nhiều vào một chiến lược, kế hoạch rõ ràng với dự báo rủi ro được lường trước cảu các ông chủ. Doanh nghiệp mua cần phải cẩn thận với các khoản nợ khó địi khơng được ghi sổ sách, những luồng tiền do bán tài sản cố định chứ khơng phải do bán hàng hố. Bên cạnh đó, rủi ro về nguồn nhân lực, cũng là điều cần cảnh báo sớm vì có khơng ít thương vụ, những cán bộ chủ chốt ra đi sau khi sáp nhập. Theo ước tính, tỉ lệ rủi ro cho các thương vụ M&A có thể lên tới trên 50%. Doanh nghiệp mới có một bộ máy hoạt động tốt hậu M&A là điều không đơn giản.

+ Nhờ vào bên trong trung gian: Người môi giới không chỉ thiết lập “thị trường”

cho bên mua và bên bán gặp nhau được thuận tiện mà cịn có thể làm tăng gấp nhiều lần mức độ thành công của một thương vụ M&A. Do vậy, cần lựa chọn những người có trình độ, kinh nghiệm, có uy tín để đưa lại những dịch vụ chất lượng cao cho doanh nghiệp mình.

+ Sử dụng tư vấn cho các khâu chuyên biệt: Đây là biện pháp để khắc phục tình

trạng thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức trong các khâu định giá, tái cấu trúc… ở các doanh nghiệp. Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư không chỉ cung cấp thơng tin, giải thích pháp luật về M&A mà cịn đưa ra những lời khuyên để hòng ngừa tranh chấp và rủi ro pháp lý trong qua trình thực hiện hoạt động M&A cho doanh nghiệp. Cịn các tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc hiệu quả, thu hút thêm đầu tư, lành mạnh hố tài chính doanh nghiệp, xác định hướng đi của mình sau khi sáp nhập.

KẾT LUẬN

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là một mơ hình kinh tế tiên tiến được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. Tuy Việt Nam chỉ mới ra nhập vào trào lưu M&A song cũng đã có được những kết quả bước đầu. Việc tham gia thực hiện các vụ M&A của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua được xem như là một bước chuẩn bị đối phó với mơi trường cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt và sự chuyển giai đoạn của nền kinh tế toàn cầu từ phát triển mạnh đến giai đoạn suy thoái. Mặc dù thị trường M&A Việt Nam chỉ mới trong giai đoạn đầu của q trình phát triển nhưng nó cũng có những đặc tính riêng. Điểm nổi bật nhất là hầu hết các vụ M&A đều có yếu tố nước ngồi và đều mang tính thân thiện, các doanh nghiệp tìm đến với nhau chủ yếu là để làm cổ đông chiến lược cho nhau nhằm nâng cao năng lực cho chính mình và cả đối tác để cùng nhau phát triển, chưa xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như thông qua M&A để thâu tóm hoặc giành quyền kiểm sốt khống chế đối với cơng ty khác. Tuy nhiên với cơ chế hoạt động và quản lý như hiện nay thì thị trường này tiềm ẩn rất nhiều vấn đề tiêu cực tác động đến nền kinh tế và doanh nghiệp như đánh mất thương hiệu, bị thâu tóm bởi doanh nghiệp khác và xuất hiện độc quyền trong nền kinh tế. Những vấn đề hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về hoạt động M&A của doanh nghiệp và cả đối với cơ quan quản lý, hay sự thiếu minh bạch trong việc công bố thơng tin, chưa hình thành hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường cũng như là việc lựa chọn phương pháp định giá giá trị của doanh nghiệp cho phù hợp. Tóm lại, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp là những qua trình kéo dài với những vấn đề khá phức tạp nên doanh nghiệp tham gia cần có sự chuẩn bị kĩ từ bản thân và sự hỗ trợ từ các công ty tư vấn chuyên nghiệp để đạt được sự thành cơng cho một hoạt động tốn nhiều chi phí này.

Bài viết này đã phần nào nêu lên được tình hình hoạt động và giải pháp cho một số vấn đề của M&A Việt Nam. Tuy nhiên do trình độ có hạn cùng với các điều kiện về tài liệu cịn hạn chế nên bài viết của chúng em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cơ chỉ bảo và góp ý để em có được góc nhìn hồn thiện hơn về lĩnh vực M&A nói chung và thị trường M&A Việt Nam nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS. Vũ Chí Lộc, 2012. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Luật Đầu tư 2005, Nhà xuất bản thống kê. Luật cạnh tranh, Nhà xuất bản thống kê.

Thời báo kinh tế Sài Gịn.

Website Bộ cơng thương: www.moit.gov.vn Tổng cục thống kê: www.gos.gov.vn http://www.vnba.org.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=17271&catid=45&Itemid=93 http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-thuc-trang-hoat-dong-ma-tai-viet-nam-trong-thoi-gian- qua-65740/ http://luanvan.net.vn/luan-van/thuc-trang-ve-thi-truong-ma-o-viet-nam-va-dua-ra-giai- phap-thau-tom-va-chong-thau-tom-danh-cho-doanh-nghiep-55552/ http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/tinhhinhhoatdongmuaban-nd-15538.html

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA lại và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 27 - 30)