Sự ra đời của hiệp định Mỹ-Mexico – Canada (USMCA)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế sự TRỞ lại của TRƯỜNG PHÁI bảo hộ mậu DỊCH QUAN hệ THƯƠNG mại GIỮC mỹ MÉXICO HIỆN NAY (Trang 35 - 40)

III. Ảnh hưởng của quan hệ thương mại Mỹ-Mexico đến các khu vực liên đới

2.3. Sự ra đời của hiệp định Mỹ-Mexico – Canada (USMCA)

Sau hơn một năm đàm phán căng thẳng, vào ngày 30/9/2018, ba bên Hoa Kỳ, Mexico và Canada đã kết thúc quá trình đàm phán hướng tới một thỏa thuận mới với tên gọi là Hiệp định Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) nhằm thay thế cho Hiệp định NAFTA. Về cơ bản thì đây là một bản cập nhật của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định mới này sẽ rất có lợi trong việc củng cố mối quan hệ kinh tế của các nước thành viên với nhau. Kết quả của thỏa thuận vẫn giữ lại các yếu tố cốt yếu về mối quan hệ thương mại và bổ sung thêm những điều khoản cập nhật và điều khoản mới nhằm giải quyết các vấn đề thương mại của thế kỷ 21 và thúc đẩy các cơ hội cho gần nửa tỉ người đang cư ngụ tại Bắc Mỹ.

Về cơ bản, USMCA sẽ có những thay đổi chính về lĩnh vực ơ tơ, các chính sách về tiêu chuẩn mơi trường và người lao động, sự bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ và một vài điều khoản về thương mại điện tử.

Cụ thể là:

Mở cửa thị trường bơ sữa của Canada:

Đây là một chiến thắng cho Mỹ, USMCA sẽ mở ra những cơ hội cho nông dân Mỹ ở thị trường bơ sữa của Canada. Vấn đề này chính là điểm vướng mắc lớn nhất giữa hai bên đàm phán. Dưới Hiệp định NAFTA cũ, Canada đã giới hạn số lượng sữa, pho mát và các sản phẩm bơ sữa khác được nhập vào nước này từ Mỹ. Nhưng trong Hiệp định mới, Canada sẽ thiết lập một hạn ngạch mới cho Mỹ. Điều này sẽ tăng sự tiếp cận thị trường cho bơ sữa, trứng và thịt gia cầm của Mỹ. Đổi lại, theo như một văn bản của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ cho phép nhiều hơn các sản phẩm làm từ đậu phộng và bơ sữa xuất xứ từ Canada, cùng với một số lượng giới hạn đường được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Canada cũng đã đồng ý kết thúc chế độ mà giữ giá cả của một số sản phẩm làm từ sữa ở mức thấp.

Biểu đồ 12: Xếp hạng thị trường theo giá trị xuất khẩu bơ sữa từ Mỹ năm 2017 (đvt: triệu USD)

Như vậy nghĩa là thị trường sữa với mức độ bảo hộ cao của Canada sẽ mở rộng cánh cửa hơn cho các công ty xuất khẩu sữa của Hoa Kỳ, tương tự như những gì mà Canada đã ký kết trong thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngành chế tạo ô tô:

Thỏa thuận mới này sẽ yêu cầu nhiều hơn về các bộ phận, phụ tùng của xe hơi phải được sản xuất ở Bắc Mỹ để đảm bảo sản phẩm được miễn thuế, 75% phụ tùng phải được sản xuất tại Canada, Mexico hoặc Hoa Kỳ thay vì 62,5% theo NAFTA cũ. Dữ liệu tính đến năm 2012 (biểu đồ 4) cho thấy, ngoại trừ bang Tennesse của Mỹ thì quy mơ lao động trong ngành sản xuất ô tô đã có sự chuyển dịch lớn sang Mexico. Theo như Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, hiệp định mới này sẽ giúp giữ lại ngành sản xuất xe hơi cho Hoa Kỳ cũng như đưa trở lại một vài ngành sản xuất đã bị chuyển dời ra nước ngoài.

Biểu đồ 13: Sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong ngành sản xuất ô tô ở Bắc Mỹ (năm 1994 là 100%)

Ngồi ra, Canada cũng nhất trí với hạn ngạch 2,6 triệu xe xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh ông Trump áp thuế 25% lên ngành cơng nghiệp ơ tơ tồn cầu. Hạn ngạch này cho phép lượng xe xuất khẩu miễn thuế sang Mỹ từ Canada tăng hơn mức hiện nay khoảng

2 triệu đơn vị.

Điều khoản hồng hơn (Sunset clause)

Hoa Kỳ đã từng muốn thêm vào một điều khoản trong Hiệp định mới rằng sẽ hủy bỏ NAFTA sau 5 năm trừ khi là cả ba quốc gia đều đồng ý ký lại tiếp. Thay vào đó thì các nhà đàm phán đã thương lượng lại để thêm vào một vài thời hạn mới cho thỏa thuận là sẽ giữ hiệp định thương mại trong 16 năm, sau thời hạn trên nó sẽ mất hiệu lực nếu không được tiếp tục triển khai hay thương lượng lại. Điều này nghĩa là thời hạn cuối của Hiệp định có thể được kéo dài rất xa trong tương lai nếu cả ba quốc gia đồng ý kí lại hoặc tái đàm phán hiệp định thương mại ba bên. Hoa Kỳ, Canada và Mexico sẽ có những cuộc gặp tổ chức sáu năm một lần để quyết định về tương lai của Hiệp Định này.

Sự hạn chế tỷ giá hối đoái:

Điều khoản về ngoại hối trong Hiệp định nhằm để ngăn cản các quốc gia thao túng đồng tiền của họ. Quy định này được đặt ra không phải nhằm vào các quốc gia trong NAFTA, những quốc gia có tỷ giá hối đối được thả nổi tự do, mà hướng đến những quốc gia khác ngoài khu vực Bắc Mỹ.

Giải quyết tranh chấp:

Khi các quốc gia có sự vi phạm Hiệp định, sẽ có những quy định cứng rắn và chặt chẽ về việc chịu trách nhiệm của các quốc gia. Theo như hiệp định NAFTA cũ thì chia làm ba loại. Nhưng chỉ hai trong số những phương thức giải quyết trên sẽ được giữ lại gần như nguyên vẹn với tên gọi khác. Đầu tiên là phương thức giải quyết các tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia, trước đây là Chương 20. Cơ chế thứ hai là Chương 19 cũ của NAFTA, giải quyết các tranh chấp giữa hai quốc gia trong các vụ kiện chống bán phá giá. Một điểm khác là Chương 11 cũ sẽ được hủy bỏ dần dần giữa Hoa Kỳ và Canada, nhưng vẫn sẽ liên quan đến một vài lĩnh vực quan trọng như dầu khí, cơ sở hạ tầng và viễn thơng.

Tạo điều kiện cho người lao động Mỹ:

Hiệp định thương mại mới nhằm mục đích hỗ trợ những người lao động Mỹ theo nhiều cách. Đáng kể nhất là Hiệp định này yêu cầu 40 - 45% phụ tùng của xe hơi phải được sản xuất bởi những cơng nhân có mức lương ít nhất 16 USD/giờ. Mục tiêu của quy định này là để cân bằng sân chơi giữa người lao động Hoa Kỳ và Mexico, và khuyến khích các nhà sản xuất phát triển ở Hoa Kỳ. Ngồi ra, Mexico đã cam kết cơng nhận quyền của người lao động trong thỏa thuận tập thể, và ba nước cũng đồng ý thực thi các quyền được Tổ chức Lao động Quốc tế công nhận.

Biểu đồ 14: . Lương trung bình trên giờ của cơng nhân ngành sản xuất ô tô ở 1 số quốc gia năm 2015 Đổi mới NAFTA cho thời đại số hóa:

Hiệp định mới này đã giải quyết các vấn đề mà đang nổi lên hơn 25 năm qua, ví dụ như là đưa ra hình phạt hình sự đối với việc vi phạm bản quyền trực tuyến. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng cấm các loại thuế lên âm nhạc, sách, phần mềm kỹ thuật số và trò chơi điện tử mà được phát hành điện tử. Ngồi ra cịn có sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ hơn, bao gồm các bằng sáng chế cho cơng nghệ sinh học và dịch vụ tài chính.

Các loại thuế quan khác:

Thuế quan mà Mỹ áp đặt lên thép và nhôm nhập khẩu từ Canada và Mexico luôn là một vấn đề được cả ba quốc gia quan tâm. Hiện này, cùng với việc các loại thuế trả đũa mà các quốc gia áp đặt đã được loại bỏ khỏi Hiệp định thì các nhà chức trách cho biết giải pháp cho vấn đề trên sẽ phải được đàm phán riêng biệt.

Chính quyền Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã nộp thỏa thuận mới lên Quốc hội để xem xét trong 60 ngày và đề xuất sửa đổi. Dự kiến văn kiện của hiệp định mới này sẽ được Quốc hội ba nước phê chuẩn trong năm 2019. Nếu USMCA được phê chuẩn và có

khơng chỉ sẽ tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế mà còn giúp tăng mức sống của người dân ở cả ba quốc gia trên. Nhìn chung nhờ có Hiệp định mới này thì cả Canada và Mexico đều đã đạt được một mục tiêu chung đó là duy trì một vài trật tự thương mại giữa những cuộc tái đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, Hiệp định mới này cũng kéo theo một vài ảnh hưởng cho các quốc gia như là sự mở cửa thị trường bơ sữa của Canada sẽ là một điều bất lợi đối với các nhà sản xuất trong nước, cũng như là sự cạnh tranh đối với ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ đến từ hai quốc gia còn lại trong khu vực,…

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế sự TRỞ lại của TRƯỜNG PHÁI bảo hộ mậu DỊCH QUAN hệ THƯƠNG mại GIỮC mỹ MÉXICO HIỆN NAY (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)