Cơ hội của Việt Nam khi ký kết FTA với EU

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế hiệp định thương mại việt nam –EU (EVFTA) những cơ hội và thách thức (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3 : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1. Cơ hội của Việt Nam khi ký kết FTA với EU

Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ thương mại hàng hoá, mở rộng hơn nữa xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU. Theo số liệu của tổng cục hải quan cho thấy, EU đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD năm 2012, tang 22,7% so với cùng kỳ và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 8,79 tỷ USD, tang 13,48%.FTA sẽ là một cú híc quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam. Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chiếm khoảng 0,75% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, trong đó, chỉ có 40% được hưởng thuế 0%, 60% còn lại phải chịu các mức thuế khác nhau. Nếu có FTA với EU, thuế nhập khẩu vào EU giảm xuống, hang xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để thâm nhập hoặc tang thị phần trên thị trường này.

Theo phân tích của Claudio Dordi, chuyên gia dự án MUTRAP III, việc đàm phán và ký kết FTA với Việt Nam phía EU kỳ vọng qua đó sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam hướng tới mục tiêu ASEAN và các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…; tạo thêm cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ của EU; đảm bảo việc tơn trọng các quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy các mục tiêu chính sách phi kinh tế (mơi trường, các vấn đề xã hội…) tại Việt Nam. Các lĩnh vực quan trọng EU quan tâm khi đàm phán và địi hỏi Việt Nam mở cửa thị trường có thể sẽ là là cơng nghiệp ơtơ; điện tử và các sản phẩm công nghệ cao; rượu vang và rượu chưng cất; thực phẩm chế biến, pho mát..; dược; các dịch vụ như tài chính, viễn thơng, hàng hải, y tế, giáo dục, phân phối…

Hơn thế nữa,nền kinh tế của Việt Nam và EU mang tính bổ trợ cho nhau. Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu chủ yếu tập trung vào các ngành như điện máy, dệt may, da giày, cà phê, thủy sản. Ngược lại, EU xuất khẩu sang Việt Nam chủ

yếu là những sản phẩm công nghệ cao như các thiết bị máy móc cơ khí, máy bay, dược phẩm. Do đó việc kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ mở ra cơ hội cho cả 2 phía. Đặc biệt, EVFTA sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam miễn thuế với khoảng 500 triệu dân và đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như miễn thuế với ít nhất 90% số dịng thuế hang hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Da giày là ngành xuất khẩu chiến lược của VIệt Nam. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành này ( đạt 8,8 tỷ dolar Mỹ - chiếm 35% tống kinh ngạch xuất khẩu ngành này năm 2012). Trước hết là việc cắt giảm thuế từ 12,4% về 0% tạo cho ngành có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác với chi phí phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh hướng đến sự phát triển bền vững. Với dệt may, thị trường EU là thị trường lớn thứ 2 của ngành (chiếm 14,6% tổng kinh ngạch xuất khẩu tồn ngành). Việc cắt giảm thuế từ 11,7% xuống cịn 0% chắc chắn sẽ là động lực tăng trưởng cho dệt may Việt Nam vào EU trong thời gian tới. Với nông thủy sản, EU là thị trường lớn và đặc biệt quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam.Hiện tại EU đang áp thuế hang thủy sản 10,8% (cao hơn thuế suất bình qn là 3,8%). Vì vậy, EVFTA xóa bỏ thuế suất sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt NAm với các đối thủ khác trên thị trường EU.

Tạo cơ hội cho việc nhập khẩu hàng hoá từ EU: “Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc nhập khẩu giá rẻ đối với công nghệ và nguyên liệu chất lượng cao từ EU. Các doanh nghiệp EU cũng sẽ xuất khẩu các dịch vụ chất lượng cao sang Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam nhờ vậy có thể có khả năng cạnh tranh hơn trong dài hạn” (Ông Massimiliano Guelfo, Chủ tịch Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Italy tại Việt Nam ). Ngoài ra, hiệp định còn tạo cơ hội cho việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam. Theo ông Claudio Dordi, chuyên gia dự án MUTRAP III, nếu FTA Việt Nam – EU được ký kết, EU sẽ miễn giảm thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mang lại lợi thế so sánh quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh khác lưu thông trên thị trường EU, giảm nguy cơ không được hưởng GSP. Việt Nam cắt giảm thuế theo FTA giữa hai bên cũng được

hưởng lợi khi EU xuất khẩu các mặt hàng công nghệ, nguyên liệu, thương mại, dịch vụ… có chất lượng cao vào Việt Nam góp phần trong dài hạn giúp tăng năng lực cạnh tranh cho các DN Việt Nam; mặt khác, Việt Nam cũng sẽ cải thiện được khung pháp lý trong nhiều lĩnh vực phi thương mại tốt hơn.

Việt Nam tạo sức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. EU là nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam, với cam kết 1,77 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng FDI trong năm 2011. Theo các nhà phân tích, việc ký kết FTA với EU có thể tạo cơ hội cho nguồn FDI tại Việt Nam gia tăng. Cũng theo ông Guelfo, “Các doanh nghiệp EU sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam để nhắm tới thị trường ASEAN và các nước xung quanh, như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ".

Tăng cường nội lực cho các doanh nghiệp trong nước: FTA giữa Việt Nam và EU sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tang cường nội lực qua các khía cạnh:Tạo mơi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước; tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại và nguồn nguyên liệu chất lượng cao của các nước EU. Bàn về vấn đề cơ hội của Việt Nam khi kí kết FTA với EU Trưởng Ban Ðối ngoại Tổng LÐLÐ Việt Nam Hoàng Thị Thanh cho biết": "Lợi ích khi Việt Nam trong FTA với EU là không nhỏ, nhất là việc tiếp cận thị trường xuất khẩu hàng hóa; người lao động sẽ có việc làm, tiền lương tốt hơn do thu hút đầu tư nước ngồi lớn, xuất khẩu hàng hóa tăng. Về khía cạnh xã hội, lợi ích lớn nhất là bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động (NLÐ). Về kinh tế, đó là chống lại sự cạnh tranh khơng bình đẳng thơng qua "phá giá xã hội" hay "chạy đua xuống đáy" về tiêu chuẩn lao động. Trong bối cảnh đó, thách thức đối với tổ chức cơng đồn khi Việt Nam tham gia hiệp định này là không nhỏ. Cơng đồn cần phát huy, nâng cao vai trị đại diện có hiệu quả cho NLÐ". Bà Thanh cũng cho biết thêm, khi tất cả các điều khoản của Hiệp định vẫn đang trong vịng bí mật tuy nhiên, cơng đồn các cấp cũng như cán bộ cơng đồn cần sớm chủ động, nắm bắt thơng tin để kịp thời có những đối sách, ứng xử, đón đầu phù hợp. Với tư cách là một thành viên, Tổng LÐLÐ Việt Nam cần đưa vào được hiệp ước điều khoản về cơ

chế giám sát phát triển xã hội, mơi trường lao động bền vững, có sự tham gia của cơng đồn như trong Hiệp định giữa EU và một số nước khác đã được ký kết".

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế hiệp định thương mại việt nam –EU (EVFTA) những cơ hội và thách thức (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)