Thách thức của Việt Nam sau khi ký kết FTA

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế hiệp định thương mại việt nam –EU (EVFTA) những cơ hội và thách thức (Trang 32)

CHƯƠNG 3 : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2. Thách thức của Việt Nam sau khi ký kết FTA

Là đối tác lớn trong thương mại quốc tế, EU thường đặt ra những yêu cầu tự do hóa rất cao.Việt Nam sẽ phải đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với đa số các dòng thuế, mở cửa them thị trường mua sắm cơng. Sức ép cạnh tranh, vì vậy, chắc chắn sẽ tang lên. Bên cạnh đó, do EU đề cao nguyên tắc minh bạch hóa, thuận lợi hóa, nhiều quy định trong nước về quản lý kinh doanh và đầu tư chắc cũng phải sửa đổi. Họ cũng rất quan tâm đến mơi trường cạnh tranh bình đẳng, trong đó có vấn đề trợ cấp và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là thách thức đối với Việt Nam. Quy tắc xuất xứ gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đặc biệt trong ngành dệt may, các doanh nghiệp sẽ khó thích ứng được với quy tắc này khi kí hiệp định thì hai bên cùng phải giảm thuế, phá bỏ bớt những yêu cầu phi thuế quan thúc đầy xuất nhập khẩu giữa hai nước nhưng hàng hóa Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là hàng nơng sản có giá trị gia tăng thấp trong khi đó nhập từ EU những hàng hóa cơng nghệ có giá trị lớn co the gay mất cân bằng cán cân thương mại. Khó khăn của ngành thủy sản trong việc xuất khẩu sang châu Âu như những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ và các yêu cầu “chứng nhận chất lượng tự nguyện” về trách nhiệm môi trường của rất nhiều tổ chức tại Châu Âu. Do đó gây tốn kém chi phí lẫn thời gian xuất khẩu vào. Ngồi ra cịn có rào cản mới trong việc xuất khẩu thủy sản (IUU). IUU đòi hỏi sự thay đổi cả một hệ thống từ cơ quan quản lý đến các địa phương, ngư dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Việc này là rất khó khăn, bởi đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống giám sát, kiểm sốt và chứng thực đáp ứng các điều kiện theo IUU. Bộ đã thành lập Tổ công tác để triển khai các yêu cầu theo Quy định 1005 của EC. Tuy nhiên, khả năng hoàn thành các yêu cầu của EC là rất khó, bởi thời điểm thực hiện IUU chỉ cịn vài tháng. Vì vậy, IUU sẽ tác động khơng nhỏ đến tăng trưởng xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào thị trường này, ít nhất là giai đoạn đầu khi IUU có hiệu lực.

Khó khăn về cạnh tranh:

Trong nước: Cơ hội nhập khẩu thiết bị máy móc cơng nghệ cao từ EU; hàng hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu; cũng là thách thức trong khi năng lực cạnh tranh của các DN trong nước chưa cao; giảm nhanh thuế nhập khẩu sẽ tác động đến sản xuất trong nước...

Ngồi nước: Eurozone là những nước có cơng nghiệp rất phát triển, tiên tiến hơn Việt Nam khá nhiều nen các mặt hàng Việt muốn vào được thị trườngnày cũng sẽ phải tuân thủ nhiều hàng dào kĩ thuật nghiêm khắc, đặc biệt là mặt hàng địi hỏi trình độ phát triển công nghệ cao.

Do các chính sách của ta và họ cũng rất khác nhau, đặc biệt là họ trợ giá cho các sản phẩm nội rất nhiều: ví dụ như Vinamilk xuất khẩu sữa bột sang thị trường này sẽ phải chịu áp lực về giá rất lớn vì chính sách trợ giá sữa nội của các nước châuÂu rất mạnh, các mặt hàng sữa ngoại rất khó khăn tiếp cận được thị trường này. Các hiệp định thương mại thường có tác động mạnh mẽ tới quan hệ lao động. Khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA EU- Việt Nam được ký kết sẽ tác động tích cực đối với ngành dệt may, da giày ở Việt Nam nhưng lại có thể ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp chế biến thủy sản, máy móc, thiết bị, các ngành dịch vụ hiện nay Việt Nam đang độc quyền như: dược phẩm, tài chính, viễn thơng, bảo hiểm, hàng khơng. Bà Phạm Thị Thu Lan, trưởng phịng Quan hệ quốc tế (Ban Ðối ngoại, Tổng LÐLÐ Việt Nam) nhận định: "Ðiều đó có nghĩa NLÐ sẽ mất việc hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến đời sống việc làm của hàng triệu lao động. Khi đó, cơng đồn cần phải thể hiện vai trị định hướng chuyển đổi ngành nghề, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề và tìm kiếm việc làm cho NLÐ".

3. Các biện pháp đối phó với thách thức 3.1. Với nhà nước

Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua được những thách thức sau khi FTA Việt Nam và EU được ký kết, nhà nước cần phải có những định hướng và chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đối với những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thuỷ sản, nơng sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác cơng nghệ trung bình... cần chú trọng mở cửa thị trường để tăng cường xuất khẩu. Một điểu quan trọng là cần từng bước phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng giá trị thặng dư cho sản phẩm, hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thơ và có những chính sách khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Bên cạnh đó, để phát triển xuất khẩu hàng hố của Việt Nam ra nước ngồi, cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các thủ tục hải quan. Khi tham gia ký kết FTA, một trong những lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng nhận được là từ việc giảm thuế đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để tận dụng được lợi thế đó, cần lưu ý cho các doanh nghiệp về quy tắc xuất sứ, tiêu chuẩn sản phẩm… Ngồi ra, nhà nước cần có các biện pháp để tổ chức tuyên truyền và phổ biến cho các doanh nghiệp, tăng cường vai trò hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan đại diện và các đơn vị xúc tiến thương mại tại thị trường châu Âu.

3.2. Với doanh nghiệp

Tăng trưởng xanh và kinh doanh bền vững là chương trình quan trọng trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA). Khi tham gia FTA, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Ví dụ nếu như một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU, việc đầu tiên và quan trọng nhất là họ cần chứng minh được rằng cách quản lý quy trình sản xuất của họ đáp ứng đủ các quy định về chất lượng mà EU đặt ra.

Cùng với Nhà nước, các doanh nghiệp cần theo dõi để đóng góp ý kiến trong quá trình đàm phán; tìm hiểu về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU để lập kế hoạch kinh doanh. Tìm hiểu các qui định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU; khai thác chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP và FTA song phương trong tương lai.

Chỉ khi các sản phẩm được sản xuất theo quy trình đúng quy định, người tiêu dùng châu Âu mơi có đủ cơ sở tin tư ởng đó là sản phẩm tốt. Các doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu thực hiện kiểm tra quy trình và hoạt động. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn tới vẩn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Một quy định quan trọng khác cũng nằm trong khuân khổ này là quy định về lao động và tránh tình trạng có những nhân viên chống lại mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Về tính phát triển bền vững hiện tại của nhà sản xuất Việt Nam, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam chia làm 2 nhóm: một nhóm là các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn. Đối với nhóm doanh nghiệp này sẽ rất khó để có thể xuất khẩu sang thị trường EU trong dài hạn và họ sẽ rất khó gặt hái được những quyền lợi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đem lại. Cịn nhóm chú trọng đầu tư cơng nghệ và phát triển bền vững dài hạn thì họ sẽ nhanh chóng tiếp cận, hưởng lợi từ Hiệp định để vươn ra thị trường thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho chiến lược và mục tiêu dài hạn và lợi nhuận dài hạn. Họ sẽ có thêm nhiều cơ hội vươn ra thị trường châu Âu và quốc tế.

KẾT LUẬN

Có thể nói, hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước liên minh châu Âu EU hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng ẩn chứa khơng ít thách thức.

Nhóm hàng giày da, dệt may và nơng thủy sản xuất khẩu chính sang EU có kim ngạch tăng trưởng liên tục đem lại nguồn lợi xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Đồng thời EU cũng đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, việc kí kết FTA với EU là thực sự cần thiết. Nó sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của 2 bên trên cơ sở đơi bên cùng có lợi. Thơng qua FTA, Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế quan, giảm nhẹ các biện pháp phòng vệ thương mại, có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ; mở rộng cơ hội lựa chọn nguồn cung chất lượng cao và công nghệ tiên tiến từ EU với giá cả tốt hơn. EU là nền kinh tế lớn có trình độ phát triển cao, sức mua lớn và đa dạng nên rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu của ta.

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, FTA cũng đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là nội lực yếu, dễ bị tổn thương từ những biến động toàn cầu và trong nước. Khi thương mại được tự do hóa rộng như vậy còn bị cạnh tranh bởi các FTA khác trong khu vực. Do Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thơ, hàng hóa thực phẩm như rau quả, thủy sản nên sẽ gặp khó khăn theo hướng liên hồn, nếu một vài sản phẩm khơng đạt u cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến hàng loạt các sản phẩm khác. EU đưa ra các yêu cầu về kĩ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng và đưa hàng vào EU.

Từ những cơ hội và thách thức đặt ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc đổi mới cơng nghệ và chiến lược tiếp cận thị trường. Từng bước nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng đúng nhu cầu ngày càng cao của nước nhập khẩu. FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại cơ hội cho những doanh nghiệp có tiềm lực cạnh tranh thơng qua khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường nhưng cũng sẽ là thách thức lớn với các doanh nghiệp không thay đổi để thích ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thương mại (2000).Chiến lược phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010. 2. Bộ Thương mại. Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 2/2006.

3. Lê Xuân Bá (2003), Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối

sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, & Trần Xuân Sầm (2001), Tồn cầu hóa – Phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại

quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

6. Bùi Xuân Lưu (2002), Giáo trình kinh tế Ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục 7. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế (2003), Các văn kiện cơ bản của Tổ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế hiệp định thương mại việt nam –EU (EVFTA) những cơ hội và thách thức (Trang 32)