Một số chính sách xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng đói nghèo trung quốc (Trang 32)

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI

3. Một số chính sách xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc

3.1. Chính sách liên quan đến thể chế - xã hội

Trong hơn 30 năm cải cách (1978-2011) Trung Quốc luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao & ổn định. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo cịn cao đặc biệt là ở khu vực nơng thơn là vấn đề mà Trung Quốc ln quan tâm và nỗ lực giải quyết.

Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều chính sách nhằm ưu tiên phát triển khu vực nông thôn, cụ thể là:

 Loại bỏ thuế nơng nghiệp và lệ phí, và gia tăng hỗ trợ trực tiếp nơng nghiệp

 Miễn giảm học phí cho giáo dục bắt buộc ở các vùng nông thôn

 Mở rộng phạm vi cung cấp bảo hiểm y tế nông thôn

 Triển khai Đề án hỗ trợ y tế nơng thơn và chương trình hỗ trợ thu nhập tối thiểu Đây là những sáng kiến quan trọng, phản ánh cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc giải quyết sự mất cân đối nông thôn - đô thị, và cũng đã đạt được những kết quả rõ rệt trong giảm nghèo ở khu vực nơng thơn.

b. Chính sách phân phối lại thơng qua trợ cấp, thuế & chính sách giá cả

Trợ cấp nông nghiệp

Để bảo vệ nông dân, thúc đẩy sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, từ năm 2004 Trung Quốc triển khai trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lúa. Trên cơ sở của việc duy trì sự ổn định của chính sách trợ cấp thực phẩm ban đầu, năm 2006 chính sách trợ cấp chung bao gồm trợ cấp về diesel nhiên liệu, phân bón và sản xuất nơng nghiệp được dự kiến sẽ được gia tăng. Ngồi ra, nơng dân cịn được trợ cấp và giúp đỡ xây dựng mạng lưới thống kê và quản lý thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý. Chính sách này cũng nhằm đảm bảo trợ cấp được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí.

Hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị

Trung Quốc đã triển khai kế hoạch xây dựng hơn 36 triệu căn nhà giá cả phải chăng để phục vụ 20% dân số đơ thị- chủ yếu là các gia đình có thu nhập thấp. Năm 2011, hơn 10 triệu căn nhà được bắt đầu xây dựng, và khoảng 4,32 triệu đã được hoàn tất. Năm 2012, sẽ có khoảng 7 triệu căn bắt đầu xây dựng và 5 triệu sẽ được hoàn thành.

Ngày 29/12/2005, cuộc họp Uỷ ban thường vụ Quốc đại hội 10 của Trung Quốc đã thơng qua Quyết định về xố bỏ các quy định về thuế nông nghiệp. Các quy định kết thúc lịch sử 2000 năm của thuế nông nghiệp ở Trung Quốc, tạo thuận lợi cho người nơng dân phát triển kinh tế.

c. Chính sách về giáo dục

Giáo dục là một yếu tố quan trọng phản ánh phúc lợi của người dân. Trình độ học vấn chính là thước đo thực tế cho nghèo đói, cả ở nơng thơn và thành thị. Do đặc điểm diện tích rộng lớn, cũng như những tàn dư của xã hội cũ trong phân biệt nam nữ, Trung Quốc đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm phổ cập giáo dục tồn diện, nâng cao dân trí, giúp người dân tự chủ hơn trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống.

- Chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc:

Luật giáo dục bắt buộc được Trung quốc thông qua tại kì họp lần thứ 4 khóa 6, ngày 12/4/1986, sửa đổi vào năm 2006, theo đó Trung Quốc bắt đầu triển khai phổ cập giáo dục 9 năm. Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục ở Trung Quốc là không hề dễ dàng do dân số đông cũng như sự đa dạng về dân tộc,văn hóa. Từ 2004, Trung Quốc tiến hành phổ cập giáo dục 9 năm cho đa số học sinh miền Tây gồm 6 năm bậc tiểu học và 3 năm bậc THCS, phủ rộng tại 368/410 tỉnh và 42 tỉnh khác hiện vẫn đang phổ cập từ lớp 1 đến lớp 6 cho trẻ em. Trước khi chương trình bắt đầu vào năm 2004, hầu hết các tỉnh khu vực núi cao, hẻo lánh đều đơng dân với những nhóm dân tộc khác nhau. Họ chỉ tiếp nhận giáo dục trung bình chỉ có 6 -7 năm. Để giúp trẻ em có cơ hội đến trường, chương trình tập trung giảm bớt chi phí học tập, cung cấp các chi phí trong cuộc sống cho trẻ em nghèo khổ, tuyển dụng nhiều giáo viên là sinh viên mới tốt nghiệp và xây dựng trường có nhà ở dành cho học sinh xa nhà. Kể từ năm 2006, chính quyền địa phương cũng tạo một quỹ đặc biệt nhằm khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đến dạy ở vùng sâu, vùng xa với thu nhập đầu người là 15.000 nhân dân tệ, chính sách này đã thu hút được một lượng đáng kể sinh viên tốt nghiệp đến giảng dạy tại các vùng chưa phát triển ở các tỉnh phía Tây.

- Phổ cập giáo dục cho nữ giới:

Theo Đề án phát triển nữ giới Trung Quốc từ năm 2011 đến năm 2020 do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Chính phủ nước này cam kết sẽ nỗ lực hết mình để phổ cập giáo dục tới 95% học sinh nữ trong 10 năm tới. Chính phủ sẽ miễn học phí cho tất cả trẻ em, đặc biệt là cho trẻ em gái - đối tượng có nhiều khả năng phải bỏ học.

d. Chính sách về y tế

Các chính sách mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế nông thôn, hỗ trợ y tế cơ bản đã được triển khai nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế co bản cho người nghèo.

Từ năm 2005, Hiệp hội y tế nông thôn Trung Quốc tổ chức mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn cho các cán ộ y tế ở khu vực nông thôn, bao gồm 300.000 nhân viên y tế tại 11.880 bệnh viện, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho khu vực nông thơn. Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thơng qua kê hoạch chi tiêu $ 123 tỷ vào năm 2011 để thiết lập chăm sóc sức khỏe phổ quát cho đất nước 1,3 tỷ người.

3.2. Chính sách kinh tế

Chính sách cải cách kinh tế ở Trung Quốc đã mang lại thành tích đang kể trong phát triển kinh tế, góp phần khơng nhỏ vào việc đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo.

- Giai đoạn 1978-1984:

Trước 1978, số người nghèo của Trung Quốc vượt quá 250 triệu người, chiếm 33% dân số khu vực nông thôn. Nguyên nhân là do năng suất lao động thấp, hệ quả của chính sách tập thể hóa nơng nghiệp sau 10 năm tiến hành cải cách văn hóa - ‘Đại nhảy vọt’. Nhằm khắc phục khủng hoảng, vực dậy kinh tế nông thôn, cải cách ruộng đất Trung Quốc được tiến hành từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, với chủ trương phi tập thể hóa khu vực nơng nghiệp của Đặng Tiểu Bình với chính sách khốn sản lượng cho từng hộ gia đình, cụ thể là Hệ thống trách nhiệm gia đình (HRS- Household responsibility System) vào những năm 1980 tại Trung Quốc: giao đất cho từng hộ gia đình & định mức thu, lượng sản phẩm ngồi định mức hộ gia đình được giữ lại. Chính sách này giúp các hộ gia đình chủ động kiểm sốt và tìm biện pháp nâng cao năng suất.

Ngồi khốn sản lượng thì trong giai đoạn này, chính phủ Trung Quốc cịn áp dụng chính sách tự do hóa trong giá của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; hệ thống thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp đã được xây dựng lại. Các công ty kinh doanh được thúc đẩy phát triển do lượng vốn lớn đầu tư vào ngành nông nghiệp và các công ty này. Nhờ những sự thay đổi này, đất đai đã được khai thác toàn diện và sử dụng hợp lý. Cải cách ruộng đất thời kì này đã đạt được những thành tựu đáng kể như từ 1981 đến 1984, số người nghèo ở nông thơn giảm từ 250 triệu vào năm 1978 xuống cịn 125 năm 1985 theo chuẩn nghèo danh nghĩa. Tổng số dân sống dưới mức nghèo của quốc gia này

đã giảm từ 250 triệu người xuống còn 97 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33% xuống 9.2%1. Sự nghèo đói của con người cũng giảm cùng với sự nghèo về thu nhập. Ví dụ như, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên 1000 trẻ được sinh ra đã giảm từ 52 vào cuối những năm 70 xuống còn 50 vào giữa những năm 85.

Những chính sách này đã đem lại những thành tựu đáng kể trong xóa đói giảm nghèo ở giai đoạn đầu cải cách. Tuy nhiên hiện nay, khó khăn đặt ra đối với Chính phủ Trung Quốc là do qui mơ sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ, chi phí sản xuất cao, kết cấu hạ tầng kém, giá cả nhiều loại sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc cao hơn so với giá thế giới. Kể từ đầu những năm 1990, giá cả hàng nông sản của Trung Quốc đã liên tục tăng với tốc độ hơn 10%/năm khiến cho giá cả của sản phẩm như tiểu mạch, ngô, đậu, bông … đều cao hơn giá thị trường quốc tế từ 20-70%. Ngồi số ít mặt hàng nơng sản như thịt lợn, táo và thuốc lá tương đối có ưu thế, cịn lại nhiều loại hàng hóa nơng sản của Trung Quốc thiếu sức cạnh trên thị trường quốc tế.

- Giai đoạn 1985-1993:

Vào giữa những năm 80, hầu hết các vùng nông thôn đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng nhờ những lợi thế riêng của từng vùng. Tuy nhiên, do xã hội, kinh tế, lịch sử, điều kiện địa lý, và những sự hạn chế mà khoảng cách giữa những vùng kém phát triển của Trung Quốc với những vùng khác, mà đặc biệt là những vùng phát triển nhanh ngày càng gia tăng. Vấn đề phát triển không đều giữa các vùng nông thôn đã bắt đầu xuất hiện. Cùng với sự gia tăng thu nhập ở nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, một bộ phận lớn người dân có mức thu nhập thấp. Những người dân nghèo thường tập trung chủ yếu ở một số vùng nhất định, chủ yếu là những vùng kinh tế kém phát triển ở miền trung và tây của Trung Quốc. Nhiều khu vực trong số đó là những cơ sở cách mạng cũ, những vùng nhỏ xa xôi hay ở biên giới… Do đó chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chương trình quan trọng để giải quyết vấn đề nghèo đói ở vùng nơng thơn, chẳng hạn như năm 1984, chính phủ đưa ra “ Khai báo về thay đổi tình trạng nghèo đói ở nơng thơng trong một thời gian ngắn” địi hỏi sự tập trung cao độ của chính quyền các cấp, các giải pháp hiệu quả cùng thái độ tích cực; hay năm 1886, chính phủ Trung Quốc đã thành lập tổ chức giúp đỡ pháp triển kinh tế ở những vùng nghèo được điều hành bởi chính phủ. Bên

cạnh những nỗ lực của nhà nước qua các chương trình xóa đói giảm nghèo được tổ chức ở rộng khắp ở Trung Quốc, người nơng dân cũng xây dựng những chương trình đầu tư của chính họ, để giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính mình ; giảm nghèo đói và có cuộc sống tốt hơn. Cuối năm 1992, sau 7 năm thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo với định hướng phát triển, số người nghèo ở vùng nơng thơn đã giảm cịn 80 triệu người, chiếm tỷ lệ 8.8% dân số1

- Giai đoạn 1994-2005:

Nhiều người thuộc lực lượng bảo thủ buộc phải rút lui, tạo điều kiện cho các chính sách cải cách được thực hiện triệt để. Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào năm 1997, cải cách vẫn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ . Trong năm 1997 và 1998, diễn ra q trình tư nhân hóa ở quy mơ lớn, trong đó tất cả các doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ một vài công ty độc quyền lớn, đã được thanh lý và được bán cho các nhà đầu tư tư nhân. Từ 2001 đến 2004, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm 48%. Trong cùng thời gian, các chính sách giảm thuế quan, các rào cản thương mại và các quy định, cải cách hệ thống ngân hàng cũng được thực hiện. Khu vực tư nhân trong nước đầu tiên vượt quá 50% của GDP trong năm 2005. Tuy nhiên, một số độc quyền nhà nước vẫn còn, chẳng hạn như dầu mỏ và ngân hàng.

Ngày 11/12/2001, sau hơn 14 năm đàm phán, Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu phát triển vượt bậc do kịp thời điều chỉnh và triển khai các chính sách, cụ thể là:

 Thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường; xây dựng hệ thống quản lý theo các nguyên tắc của WTO;

 Điều chỉnh quy hoạch ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp, theo hướng ưu tiên những ngành có lợi thế và cho xuất khẩu;

 Thu hút nguồn vốn và cơng nghệ từ bên ngồi; chú trọng cơng nghệ cao; chuẩn hóa chỉ tiêu/thơng số kỹ thuật;

 Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số ngành dễ bị tổn thương hoặc dễ có tác động xấu đến đời sống của người nơng dân;

 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thơng qua quỹ phát triển (khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện giải quyết vấn đề liên quan tới các vụ kiện chống bán phá giá, khuyến khích giao dịch điện tử, hỗ trợ đăng ký thương hiệu, phát triển kết cấu hạ tầng…);

 Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tàu (trong mắt xích phát triển), tạo điều kiện thúc đẩy liên kết, hợp tác kinh doanh;

 Đào tạo nguồn nhân lực thông qua các khóa học bồi dưỡng, cơng tác truyền thơng; phối hợp đạo tạo giữa viện, trường, trung tâm, và bộ ngành;

 Bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc xây dựng các khu sinh thái nông thôn, khu phát triển bền vững nông thôn, khu nông nghiệp sạch, khu nông sản sạch, khu nông sản hữu cơ.

- Từ 2005 đến nay:

Trung Quốc đang ngày ở rộng phát triển kinh tế dựa trên lợi thế so sánh, nâng cao vị trí và vai trị của mình trong nền kinh tế quốc tế. Trong q trình hội nhập, Trung Quốc vẫn duy trì những chính sách phát triển kinh tế riêng biệt như hạ giá đồng nhân dân tệ, bảo hộ nông nghiệp.

CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG CƠNG CUỘC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1. Những vấn đề cịn tồn đọng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc

Trung Quốc đã đạt những thành tựu đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong phần này chúng ta sẽ cùng xem xét những vấn đề mà Trung Quốc gặp phải trong quá trình giảm nghèo đói.

1.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Trung Quốc đang tăng lên. Sự bất bình đẳng có thể do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu ở Trung Quốc là việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Công cuộc cải cách này làm giảm đáng kể số lượng người nghèo ở trung quộc nhưng đồng thời lại đi kèm với sự gia tăng bất bình đẳng ở nước này. Với xu hướng tăng 7% bất bình đẳng ở mỗi thập kỷ thì Trung Quốc được dự đốn là một quốc gia có bất bình đẳng cao.

Đồng thời bất bình đẳng về thu nhập giúp cho người giàu dễ dàng tiếp cận với giáo dục, y tế … nhưng lại làm giảm đi cơ hội của người nghèo.

Bất bình đẳng trong thu nhập giữa khu vực nơng thôn và thành thị đã tăng lên. Khoảng cách lớn tồn tại giữa dân cư khu vực nông thôn và khu vực thành thị về thu nhập bình quân đầu người, bình quân đầu người tiêu thụ, doanh thu, chuyển giao thanh tốn và dịch vụ cơng cộng. Sự khác biệt lớn giữa hai khu vực này đã bắt đầu từ những năm 1990. Bất bình đẳng khơng đồng đều về mặt địa lý.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng đói nghèo trung quốc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)