Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM (Trang 29 - 34)

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM:

2. Về phía doanh nghiệp

2.1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Các Doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực của nhân viên và thu hút nhân tài từ xã hội để phát triển nguồn nhân lực, tăng chất lượng làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ logistics. Các Doanh nghiệp logistics phải chủ động tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chính doanhnghiệp mình. Logistics Việt Nam vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Việc tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics cần theo hướng xây dựng mơ hình liên kết đào tạo đi đôi với thực tế.

Trước hết, chúng ta cần tập trung nâng cao kiến thức về luật pháp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, các hoạt động

chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ này. Song song là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được việc giao dịch, lập thủ tục và chứng từ nghiệp vụ. Việc đào tạo được tiến hành ở ba cấp độ: cán bộ hoạch định chính sách, quản lý và nghiệp vụ cụ thể. Ngồi ra, cần nhanh chóng ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào các hoạt động dịch vụ logistics, trước hết là sử dụng EDI (Electronic Data Interchange).

Đào tạo và chun mơn hóa lực lượng lo thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế. Xây dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi ở nước ngồi, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chun ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các cơng ty cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các cơng ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn

Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy kinh doanh logistic tại Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại.

2.2.Phát triển nhu cầu Logistics:

Để phát triển nhu cầu logistics thì cần phát triển hướng vào các nhóm cơng ty chính là cơng ty trong nước, cơng ty xuất nhập khẩu và cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của WB, VN có chỉ số LPI ở mức trung bình khá cho thấy ngành logistics tại VN vẫn còn hứa hẹn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng mức bán lẻ hàng hóa ở mức cao cho thấy đây là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của

lĩnh vực logistics. Do các DN có vốn đầu tư nước ngồi đã bị chiếm lĩnh bởi các DN logistics nước ngoài nên thị trường chứa đựng nhu cầu mà các cơng ty logistics VN có thể chiếm lĩnh là các DN trong nước và các công ty xuất nhập khẩu. Để có thể phát triển được thị trường, thì điều rất quan trọng là các cơng ty trong nước cần phải nâng cao nhận thức của các DN này về lợi ích của dịch vụ logistics. Hiện nay, nhiều DN trong nước vẫn cịn chưa nhận ra được lợi ích của logistics trong việc giảm chi phí kinh doanh.

Tại VN, hàng hóa phải đi qua rất nhiều khâu trung gian và do đó, làm tăng chi phí giao dịch và tăng giá bán. Mặt khác, các DN cũng chưa có thói quen sử dụng dịch vụ thuê ngoài mà chủ yếu là tự làm. Khi DN tự mình thực hiện các hoạt động logistics thì sẽ tốn rất nhiều vốn đầu tư và khơng đạt được chất lượng cao.

2.3.Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistic:

Thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.

Mặc dù công nghệ thông tin khơng phải là yếu tố quyết định nhưng nó vẫn là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics. Chỉ có cơng nghệ thơng tin, liên lạc hiện đại làm nền tảng cho dịch vụ logistic 3PL,các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các cơng ty 3PL sừng sỏ trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Một trong những mặt yếu của kinh doanh logisticở Việt Nam là chưa có cơng nghệ thơng tin mạnh, hiện đại.Vấn đề này cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Có cơng nghệ thơng tin hiện đại, người kinhdoanh logistics mới nắm chắc hành trình của hàng hóa, ngun phụ liệu ra – vào để kịp thời thông báo cho người sản xuất, phân phối, người xuất nhập khẩu.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh dịch vụ logistics trong ngành Hàng hải đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ.

Hiện nay, có nhiều giải pháp đầu tư cơng nghệ thơng tin hiệu quả với chi phí thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nắm bắt cơ hội này để trang bị cho mình. Phải thừa nhận là ý thức về vai trị của cơng nghệ thơng tin trong dịch vụ logistics của chúng ta đã có, nhưng chưa đủ để biến thành hành động thực tế. Một phần xuất phát từ năng lực, trình độ và tầm nhìn của nhà quản lý nhưng phía bên kia chính là tâm lý ngại rủi ro lớn. Bởi đầu tư cho công nghệ thông tin khơng phải là chuyện ngày một ngày hai mà nó là q trình đơi khi rủi ro cao bởi vốn đầu tư dành cho nó,nhưng có lẽ rủi ro lớn chính là chúng ta khơng tận dụng hết nó.

2.4.Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng:

Đầu tư nâng cấp các phương tiện vận chuyển (tàu, ô tô, ..)bao gồm cả các phương tiện (công cụ) mang hàng như container, pallet,…, thiết bị xếp dỡ, năng lực của các thiết bị tạo ra năng lực thông qua của các đầu mối (cảng, nhà ga, sân bay,..) Chọn được những lộ trình hợp lý nhất để tiết kiệm được thời gian, chi phí. Giảm chi phí logistics ở Việt nam (can thiệp vào các điểm hạn chế (bottleneck) của chuỗi cung ứng như năng suất của các cảng, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh hơn các phương thức vận tải hàng hóa có chi phí thấp; xác định các cơ hội cải tạo các sản phẩm xuất khẩu cụ thể)

2.5.Mở rộng, đa dạng hoá dịch vụ Logistics:

Như : Dịch vụ 3PL – 4PL, Dịch vụ giá trị gia tăng(Phân loại, đóng thùng, dán nhãn, đóng bộ sản phẩm, gom hàng chuyên tuyến, quét và in mã vạch hàng hóa,thu hồi hàng hóa thiết bị, thu hồi và bảo hành hàng hóa. Dịch vụ giao nhận quốc tế(Vận tải quốc tế, mua bán cướcKhai thuê hải quan,tư vấn chứng từ xuất/nhập khẩu…)

2.6.Tổ chức và điều hành được mạng lưới quy trình Logistics:

Doanh nghiệp logistics phải tổ chức và điều hành được mạng lưới đủ rộng, cộng với sự trợ giúp của cơng nghệ thơng tin để có thể quản lý chặt chẽ tồn bộ quy trình của sản phẩm dịch vụ.

2.7.Tích hợp các dịch vụ:

Phải tích hợp được hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển trọn gói từ nhà sản xuất – vận tải - người tiêu dùng.

2.8.Thiết lập một kênh giao tiếp hiệu quả:

Để tăng cường mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng, cả hai bên phải cùng tuân theo các mục đích và mục tiêu chung và thiết lập một kênh giao tiếp hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến hoạch định, quản trị, thi hành, và đo lường hiệu quả hoạt động. Đa số các công ty phản hồi đều đồng ý rằng mối quan hệ tốt đem lại lợi ích rõ rệt, giảm chi phí logistics và cải thiện dịch vụ khách hàng.

2.9.Tăng cường hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng:

Trong hoạt động Logistics việc phân khúc thị trường rất quan trọng. Mỗi chủng loại mặt hàng khác nhau cần phải thiết kế chuỗi Logistics khác nhau. Ngồi ra việc đa dạng hố dịch vụ cung cấp cũng là một trong những hoạt động marketing cần tiến hành. Nhất là những mặt hàng triển lãm, hội chợ, tạm nhập tái xuất…, đây là những mặt hàng nếu có hệ thống Logistics thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

2.10.Sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ mới:

Các đơn vị trong ngành có thể xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)