Tăng cường hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng và giải pháp về việc thực hiện điều khoản xuất xứ hàng hóa tại việt nam (Trang 28 - 31)

Chương III : Giải pháp khi thực hiện điều khoản

3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế

Việc phối hợp công tác với các cơ quan hải quan các nước hiện đang là một trong những xu hướng được nhiều nước quan tâm. Những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng tới hoạt động này, trong đó cần phải kể đến việc hợp tác giữa ta với cơ quan hải quan Mỹ đối với mặt hàng dệt may.

Nhập khẩu dệt may từ một số nước vào thị trường Mỹ phải chịu chế độ quản lý bằng hạn ngạch, do đó đã phát sinh các hiện tượng gian lận xuất xứ. Để hạn chế tình trạnh này, Mỹ thường cử các đoàn hải quan đi kiểm tra các nhà máy dệt may ỏ các nước xuất khẩu. Trước tình hình đó, Bộ Thương mại - cơ quan quản lý hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ cốa Việt Nam - chố động thành lập Tổ công tác thường trực hợp tác với Mỹ về chống gian lận thương mại dệt may. Tổ công tác thực hiện phối hợp chặt chẽ với hải quan Mỹ. Khi được phía Mỹ yêu cầu,

Tổ sẽ kiểm tra lại các cơ sở sản xuất và năng lực xuất khẩu thực tế rồi kiến nghị và đề xuất các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hiệp định. Hoạt động này góp phần thể hiện thiện chí cốa phía Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết trong quan hệ thương mại với Mỹ và cần tiếp tục được duy trì, tăng cường đối với các mặt hàng khác, thị trường khác, nhất là với thị trường các nước hoặc cho Việt Nam hưởng hoặc được Việt Nam cho hưởng ưu đãi.

Đồng thời, cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ cũng phải trực tiếp hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan nước đối tác, nhanh chóng tiến hành thẩm tra nhằm đưa ra giải pháp kịp thời cho những vướng mắc phát sinh từ giấy chứng nhận xuất xứ mà cơ quan cấp đó đã phát hành. Tích cực liên kết để có thể biết một cách rõ ràng, chính xác danh mục hàng hoa được hưởng ưu đãi, nước được hưởng ưu đãi, quy tắc xuất xứ dùng để xác định nguồn gốc của sản phặm mà từng thị trường đặt ra đối với hàng hoa nhập khặu cũng như có thể nắm bắt khi có bất cứ những thay đổi nào.

Các cơ quan hải quan cũng không nằm ngồi tiến trình hội nhập, hợp tác này. Hải quan Việt Nam cần mở rộng quan hệ với Tổ chức hải quan thế giới và khu vực cùng với việc không ngừng tăng cường mối quan hệ song phương với hải quan các nước. Trong khi hợp tác đa phương về hải quan là điều kiện để hải quan nước ta tiếp cận vói chuặn mực quốc tế và thực hiện các chuặn mực đó theo lộ tr.nh cam kết, hợp tác song phương về hải quan sẽ tạo cơ hội để nghiên cứu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng kiểm soát vấn đề xuất xứ hàng hoa, tránh vấp phải những sai lặm mà hải quan các nước đi trước đã mắc phải, rút ngắn thời gian phát triển, đồng thời phối hợp cùng nhau xử lý các vụ việc một cách nhanh chóng và hợp lý nhất để từ đó nâng dẫn vị thế của hải quan Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong thời đại tồn cầu hóa như hiện nay, rõ ràng rằng nhu cầu giao lưu hàng hóa giữa các nước ngày càng tăng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc xác định xuất xứ hàng hóa là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, thực hiện điều khoản về xuất xứ hàng hóa cực kỳ cần thiết.

Từ tiểu luận cho thấy, ở Việt Nam, việc thực hiện theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa theo hiệp định TFA và các quy định trong nước đang được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập. Những thiếu sót này mang đến nhiều thách thức địi hỏi phải có những giải pháp đối với Chính phủ và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện điều khoản về xuất xứ hàng hóa, chúng ta cần có những biện pháp thực tiễn. Chính phủ cần phổ biến rộng rãi các điều khoản về xuất xứ hàng hóa một cách rõ ràng, chặt chẽ tới các doanh nghiệp trên tồn quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cập nhật những điều khoản, cũng như có những kế hoạch phổ biến tới nhân viên, các chương trình đào tạo chun mơn để nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào cơng cuộc cải cách hải quan bằng cách phát hiện, phản ánh, đóng góp ý kiến.

Trên đây là tồn bộ nghiên cứu của chúng em về điều khoản xuất xứ hàng hóa. Với những phân tích về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp, việc thực hiện điều khoản này tại Việt Nam sẽ được cải thiện và có hiệu quả hơn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://trungtamwto.vn/…/402-v…/TFA%20Full%20Text%20(Vie).pdf 2. http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-thuan-loi-hoa-thuong-mai-tfa 3. http://tapchi.ftu.edu.vn/.../article/download/315/308/ 4.https://luatvietnam.vn/xuat-nhap-khau/thong-tu-38-2018-tt-btc-ve-xac-dinh- xuat-xu-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau-163703- d1.html?fbclid=IwAR3F_h8NqAjaL8FlROn27y1uc4FQLy4ThMjX_oBk- PUOXm7XP_MCgaVjHG0#noidung 5.http://www.nhandan.com.vn/hanggiahangthat/item/37679802-xac-dinh-xuat-xu- hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau.html 6.http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-moi/bien-phap-chong- gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-136686.html 7.https://baomoi.com/de-xuat-ve-kiem-tra-xac-minh-xuat-xu-hang-hoa-xuat- khau/c/27626184.epi 8. https://baohaiquan.vn/ 9. https://www.customs.gov.vn/ 10.https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/luat-05-2017-qh14-quoc-hoi-115514- d1.html#noidung

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng và giải pháp về việc thực hiện điều khoản xuất xứ hàng hóa tại việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)