Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực tiễn thực hiện hệ thống “một cửa theo hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) tại việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG MỘT CỬA TẠI VIỆT NAM

3.2.1 Đối với chính phủ

 Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp liên ngành

Thực tiễn triển khai giai đoạn vừa qua cho thấy một số vấn đề pháp lý cần phải tiếp tục được hồn thiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật có cấp độ tương đương với hệ thống văn bản hiện hành để điều chỉnh các giao dịch và quy trình xử lý thủ tục hành chính trên Cổng thơng tin một cửa quốc gia. Vì vậy, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính phải chủ trì xây dựng hàng loạt văn bản mới.

Đối với các Bộ Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phịng, Y tế, phối hợp để xây dựng và trình Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết thủ tục hành chính tại cảng biển; xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện hệ thống "một cửa" quốc gia tại cảng biển đối với phương tiện vận tải ra vào cảng biển (bao gồm các cảng biển nội địa) và cảng đường sông quốc tế trong giai đoạn 2015 - 2017.

một cửa quốc gia.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính trên hệ thống “một cửa”.

Phối hợp với các Bộ, ngành đã chính thức kết nối tổ chức rà soát, đánh giá các loại chứng từ, hồ sơ yêu cầu phải nộp, xuất trình để thực hiện các thủ tục hành chính trong hệ thống "một cửa" quốc gia và đề xuất phương án đơn giản hóa phương thức nộp/xuất trình các loại hồ sơ, giấy tờ này và sử dụng chứng từ điện tử.

Bộ Tài chính phối hợp các Bộ, ngành hoàn thành thủ tục ký Nghị định thư về khung pháp lý để thực hiện hệ thống "một cửa" ASEAN và hoàn thành thủ tục phê chuẩn Nghị định thư sau khi ký. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giao Bộ Tài chính đại diện Chính phủ để trao đổi, thực hiện kết nối hệ thống "một cửa" ASEAN.

 Công tác đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ

Bộ Tài chính cho biết, cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn cho doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đối với các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, thành lập bộ phận hỗ trợ trực tuyến để tiếp nhận các vướng mắc trong quá trình triển khai hệ thống "một cửa" quốc gia. Một bộ phận hỗ trợ triển khai có đủ thẩm quyền tại các Bộ, ngành đã kết nối phải được lập để phối hợp với Bộ phận hỗ trợ trực tuyến thuộc Cơ quan thường trực giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, tổ chức và người dân.

Đồng thời xây dựng dự thảo quy trình giải quyết vướng mắc, lấy ý kiến các Bộ, ngành và trình ban hành dưới hình thức Quyết định của Ban chỉ đạo quốc gia.

 Hồn thiện các hệ thống cơng nghệ thơng tin chuyên ngành

Các Bộ, ngành đã kết nối chính thức cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin chun ngành để kết nối đầy đủ với Cổng thông tin hệ thống "một cửa" quốc gia. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hạ tầng công nghệ để sẵn sàng thực hiện thanh tốn trực tuyến qua Cổng thơng tin hệ thống "một cửa" quốc gia đối với các khoản thu phí, lệ phí, đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Để kết nối với hệ thống "một cửa" ASEAN, cần triển khai xây dựng giải pháp kết nối để trao đổi thông tin về tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) và giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D với các nước thành viên đã sẵn sàng kết nối.

 Kiện tồn bộ phận chun mơn liên ngành và đẩy mạnh phối hợp

Trong thời gian qua, việc triển khai kết nối chính thức hệ thống "một cửa" quốc gia đòi hỏi sự phối hợp hết sức chặt chẽ, linh động và kịp thời giữa các đơn vị đầu mối

tại các Bộ, ngành và Tổng cục Hải quan - Cơ quan thường trực. Thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành tham gia triển khai để chủ động và thường xuyên kiện tồn nhận sự của bộ phận chun mơn, ưu tiên bố trí nhân lực một cách hợp lý để đáp ứng cho việc triển khai mở rộng về phạm vi và số lượng các thủ tục hành chính trong thời gian tới.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các Bộ phận thường trực tại các Bộ, ngành. Đối với các Bộ, ngành chưa có bộ phận thường trực (trừ các Bộ Tư pháp, Ngoại giao, Văn phịng Chính phủ), đề nghị nhanh chóng thành lập bộ phận này để phối hợp với Cơ quan thường trực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực tiễn thực hiện hệ thống “một cửa theo hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)