Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở việt nam và giải pháp ứng phó (Trang 31 - 36)

4.2. Các giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực để ứng phó với biến đổi khí hậu ở

4.2.4. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

 Thích ứng phổ biến nhất với điều kiện nhiệt độ cực đoan hiện nay là điều chỉnh mùa vụ nuôi, tránh những khoảng thời gian nhiệt độ cực đoan quá nóng hoặc quá lạnh. Theo kinh nghiệm ở miền Bắc, mùa vụ thả tôm tốt nhất là sau Tiết Thanh minh hàng năm, khi đó nhiệt độ tương đối ổn định, tơm thả có tỷ lệ sống cao, đồng thời tơm vụ 2 thì thu hoạch trước mùa mưa bão (tháng 9 hàng năm) để tránh thiệt hại. Miền Bắc cần chú ý hạn chế phát triển cá rơ phi và các lồi cá chịu lạnh kém vào mùa đơng, đặc biệt là miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, điều chỉnh cơ cấu đối tượng ni, thay vì ni đơn tơm sú (dễ mẫn cảm với nhiệt độ) hoặc tôm thẻ chân trắng với mật độ cao và rủi ro lớn, nhiều nơng dân ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên - Huế hay Cà Mau, Bạc Liêu… đã sáng tạo nuôi xen ghép tôm với các đối tượng khác nữa như cá đối, rô phi, rau câu… Khi đó, nếu chẳng may vì bất cứ lý do gì, tơm chết hoặc nhiễm bệnh, chậm lớn thì nơng dân vẫn cịn có thể thu hoạch các đối tượng khác mà khơng bị phá sản. (Tưởng Phi Lai, 2016).

 Nông dân cần xem xét thả ni những lồi có khả năng chịu đựng được những biên độ nhiệt cao (rộng nhiệt). Ví dụ, biên nhiệt độ của cá chình (1 - 380C) hoặc ít mẫn cảm với nhiệt độ thay đổi, dựa trên kinh nghiệm dân gian hoặc khuyến cáo của các nhà khoa học. Hiện, các nhà khoa học đang đi theo hướng này để chọn giống hoặc tìm ra những lồi thủy sản ni có khả năng chịu đựng biên độ nhiệt tốt hơn hoặc ít mẫn cảm hơn với nhiệt độ thay đổi (tức là vẫn có khả năng sống, sinh trưởng và không bị nhiễm bệnh)

khi nhiệt độ thay đổi (quá nóng hoặc quá lạnh) trong khoảng thời gian nhất định nào đó.

 Cơng nghệ sinh học và chọn giống: Hiện, nhiều loại thủy sản có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ (cá rơ phi, chẽm, cá chình…), hoặc sống trong

nước ngọt nhưng thường di cư sang nước lợ (cá bông lau, cá kèo, cá dứa…); những đối tượng này cần được các nhà khoa học ưu tiên nghiên cứu để tạo con giống sống hoàn toàn trong nước lợ.

 Quản lý nguồn nước và chất lượng nước: Trại ni cần có ao lắng cấp và ao xử lý nước thải, để khi tình huống xấu xảy ra, có thể chủ động quản lý nguồn nước giữa các ao với nhau. Cùng đó, các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật, như máy quạt nước, máy sục khí; hệ thống máy bơm và ống/cống rút xả…

 Nuôi trồng “dọc”: Bren Smith, chủ sở hữu của Thimble Island Ocean Farm, là người tiên phong của thủy nghiệp 3D. Nhờ vào mơ hình thẳng đứng này, ơng đã ni trịng được khá nhiều lồi trên cùng một diện tích bề mặt nước: hai loại rong biển, bốn loại động vật có vỏ.

Mơ hình ni trồng dọc của Bren Smith

(Nguồn: Could underwater farming feed the world? - www.popsci.com)

Một khu vực chỉ rộng 300x300 feet, có thể trồng tới 26 tấn tảo bẹ trong vòng 5 tháng. Tảo bẹ tẩy nitơ và phốt pho từ nước, giúp bảo vệ hệ sinh thái đại dương. Tảo bẹ cũng ngăn chặn axit hóa đại dương, kết quả của ô nhiễm carbon thấm vào đại dương. Tảo bẹ

hấp thụ carbon, giữ nước xung quanh an toàn cho động vật có vỏ và các sinh vật dễ bị tổn thương khác.

KẾT LUẬN

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra ở mức nghiêm trọng hơn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành nông nghiệp và quan trọng hơn là nó ảnh hưởng đến chính những người làm trong ngành này. Nơng dân là nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của BĐKH do họ sống và canh tác nông nghiệp ở khu vực nông thôn, nơi dễ xảy ra những ảnh hưởng của BĐKH. Với hơn 70% dân cư là nông dân, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, sản xuất nơng nghiệp chủ yếu dựa vào các hộ cá thể, quy mơ nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Đó là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh BĐKH. Những tác động tiêu cực của BĐKH đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề cho nền sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người nơng dân. Do đó, việc phịng chống và ứng phó hiệu quả đối với các hiện tượng BĐKH địi hỏi phải có những giải pháp phù hợp cả trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng, phát triển sinh kế bền vững. Các giải pháp bao gồm việc nâng cao nhận thức của người nông dân về BĐKH, huy động các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động phòng chống thiên tai, đặc biệt, cần xây dựng mơ hình sinh kế đa dạng, bền vững cho người nơng dân. Bên cạnh đó, các giải pháp cũng cần chú ý đến việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào chương trình Nơng thơn mới hiện nay. Để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững, nhà nước và các cơ quan ban ngành cần có những biện pháp kịp thời và nhanh chóng để thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng hiện nay.

Do kiến thức cịn hạn chế nên q trình thực hiện bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cơ giáo và các bạn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andy Heikkila. 2017. 5 Innovative Agricultural Practices That Are Changing the World.

2. Bạch Dương. 2016. Việt Nam mất 15.000 tỷ đồng vì hạn hán, xâm ngập mặn lịch sử

3. Bảo Hân. 2016. Hạn mặn lịch sử 2016: Mê Kơng chặn dịng, thế mạnh Việt Nam cạn sức

4. Bộ Tài ngun và mơi trường. 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam

5. Chu Thi Thu Hường, Phạm Thị Thanh Hằng, Vũ Thanh Hằng, Phan Van Tan. 2010.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S 370- 383.

6. Công Thử. 2018. Hạn hán tác động đến chăn nuôi gia súc ở Ninh Thuận

7. Cục trồng trọt. 2017. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

8. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp – Địa lý 10 Bài 27 9. Hải Lâm. 2017. Ngăn chặn suy giảm rừng ngập mặn

10. Hồng Minh Tuyển. 2016. Tình hình thủy văn hạ lưu sơng Mê Cơng mùa khô năm 2015-2016

11. IPCC. 2007. Climate Change 2007

12. Jeremy Deaton. 2016. Could underwater farming feed the world?

13. Johan Louedec. 2017. Indoor Farming In Vietnam: From Shipping Container To Consumer

14. Khánh Hà. 2017. Một số giải pháp xử lí chất thải chăn ni hiện nay.

15. Lê Thị Thanh Hà. 2014. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) – 2014. Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay

16. Minh An. 2018. Ngăn chặn kịp thời dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

18. Ministry of Natural Resouces and Environment.2014. The Initial biennial updated report of Vietnam to the United Nations Framework Convention on Climate Change.

19. NASA.2017. What is climate change?

20. Nguyen DQ; Renwick J; McGregor J.2013. Variations of surface temperate and rainfall in Vietnam from 1971 to 2010

21. Nguyễn Đức Ngữ. 2009. Nguyên nhân biến đổi khí hậu

22. Nguyễn Hồng Sơn. 2017. CSA Thực hành nơng nghiệp thơng minh với khí hậu Việt Nam

23. T. Bình. 2016. Hạn hán và xâm nhập mặn. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn.

24. Trần Anh. 2017. Nhọc nhằn sau lũ

25. Trần Thế Tưởng. 2011. Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt và giải pháp thích ứng

26. Tưởng Phi Lai. 2016. Nuôi trồng thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu 27. Worldbank. 2016. Đồng bằng sơng Cửu Long và thích ứng biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở việt nam và giải pháp ứng phó (Trang 31 - 36)