CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 Đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, thu hút FDI cũng còn một số hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ miền Trung.
Chưa đồng bộ trong bộ máy quản lý: cơ quan xúc tiến đầu tư từ Trung ương đến địa phương chưa tổ chức thành một hệ thống, hiện cịn nhiều đầu mối, mơ hình tổ chức khác nhau và hoạt động nghiệp vụ bị cắt khúc, không đồng hành tới cùng với nhà đầu tư... đang là một thách thức không nhỏ trong hoạt động vận động thu hút đầu tư vào khu vực này. Vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI Ở vùng KTTĐ miền Trung, bên cạnh các DN FDI chấp hành tốt chính sách, pháp luật cũng như kinh doanh có lãi và đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển KT-XH của vùng, cịn có nhiều DN cố tình thực hiện hành vi chuyển giá. Các MNE thường sử dụng chuyển giá như là một biện pháp để hạch toán lãi thành lỗ, lãi nhiều thành lãi ít, nhằm mục đích cuối cùng là thơn tính sở hữu đối với bên liên doanh trong vùng KTTĐ miền Trung, tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Tác hại của lợi dụng chuyển giá không chỉ là nguyên nhân gây thiệt hại về mặt kinh tế cho vùng mà nó cịn là ngun nhân tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các DN trong vùng với các DN FDI và giữa các DN FDI với nhau.
Chẳng hạn ở Đà Nẵng, trong số trên 87 DN FDI trên địa bàn thành phố được cấp mã số thuế, DN có lãi chỉ chiếm 35% (cả nước khoảng 31%), số thuế thu nhập DN FDI là 13 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách, chiếm 10,19% tổng thu từ thuế thu nhập DN toàn thành phố (130,52 tỷ). So với tỷ lệ doanh thu, tổng nộp ngân sách ta thấy rõ là tỷ lệ thu nhập DN (lãi) của các DN FDI là quá thấp, có yếu tố giả tạo do chuyển giá. Việc thực hiện chuyển giá đã gây nên thiệt hại kép cho vùng KTTĐ miền Trung. Bên cạnh đó, nhiều DN FDI ở vùng báo lỗ nhưng vẫn tăng trưởng doanh thu, mở rộng sản xuất-kinh doanh. Ở Đà Nẵng, tính đến ngày 31/12/2014, trong 157 DN FDI đang hoạt động ở thành phố này thì đã có 69 DN thường xuyên kê khai thua lỗ... Dù lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng DN mở rộng quy mô đầu tư ngày càng lớn. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn thu thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và vùng KTTĐ miền Trung.
Một số dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Thơng thường vì mục tiêu lợi nhuận nên các dự án FDI ít quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường ở vùng KTTĐ miền Trung. Hơn nữa, để thu hút nhiều FDI, nước ta nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng nhiều khi đã bỏ qua các yếu tố tác động mơi trường. Vì thế, các dự án FDI có nguy cơ hủy hoại mơi trường. Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất ở vùng KTTĐ miền Trung là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhiều DN FDI do vi phạm về bảo vệ mơi trường, đã bị chính quyền các địa phương buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì khơng có những biện pháp xử lý ơ nhiễm mơi trường do chất thải sinh ra trong q trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra vẫn là bài tốn nan giải đặt ra cho chính quyền các địa phương trong vùng. Điều này lại đặc biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Thật vậy, hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chất thải trong lĩnh vực này có nhiều thành phần độc hại, nếu khơng được xử lý và kiểm sốt chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội hiện tại cũng như trong tương lai sẽ vô cùng lớn, làm giảm khả năng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững. Đà Nẵng có hai KCN có lượng nước thải lớn là KCN Hồ Khánh: 4500 m3/ngày và KCN Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3/ngày. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của hai KCN này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần.
FDI tạo ra một số vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề lao động. Trong khu vực FDI, nhiều DN FDI quá chú trọng lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến nhu cầu ổn định công việc của người lao động, sẵn sàng sa thải người lao động, sắp xếp lại nhân sự. Do vậy, người lao động trong khu vực này thường có nguy cơ bị mất bị việc cao hơn so với các khu vực khác. Điều này tạo áp lực lớn cho công tác tái giải quyết việc làm. Điểm khác biệt so với các DN trong nước là thu nhập của người lao động trong các DN FDI có sự chênh lệch rất cao giữa người quản lý và người lao động trực tiếp. Thu nhập của lao động trong các DN FDI cũng cao hơn so với các DN trong nước cùng loại, tạo ra sự phân biệt về thu nhập, đời sống giữa các tầng lớp trong xã hội. Sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động là yếu tố làm cho nội dung của các hợp đồng lao động thường có lợi cho DN FDI. Theo kiểm tra của các cơ quan chức năng trong vùng KTTĐ miền Trung thì vẫn cịn nhiều DN FDI, nhất là các DN sử dụng nhiều lao động vi phạm các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, một số chủ DN FDI đã đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm đối với người lao động, làm phát sinh những mâu thuẫn, hành động phản kháng của cơng nhân như xơ xát, đình cơng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và quan hệ giữa nhà đầu tư và tập thể lao động trong DN. Đình cơng đã xảy ra ở một vài DN FDI trong vùng là Sài Gòn Knift wear, Keyhinge Toys, Quốc Bảo...và các
DN của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Chỉ tính riêng ở Đà Nẵng, đến nay đã có 23 cuộc đình cơng xảy ra tại 10 DN trên địa bàn thành phố. Cả 10 DN đều thuộc loại DN sử dụng nhiều lao động; trong đó có 9 DN FDI có 100% vốn nước ngồi (01 DN nhà nước).
b. Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân về tổ chức thực hiện
Để chống hiện tượng chuyển giá, nghiệp vụ của cơ quan tài chính và cơ quan thuế phải rất cao trong giám sát DN. Trong khi đó, Sở Tài chính và Cục Thuế của các địa phương trong vùng chưa có điều kiện để điều tra, xác minh, tiến hành phân tích, xác định thực tế giao dịch liên kết và rủi ro về gian lận qua chuyển nhượng. Việc phân tích phải bao gồm cả thu thập các thơng tin về bên nước ngồi và về kinh tế ngành. Nhưng ở cấp địa phương, khó có thể tiến hành xác minh được vấn đề này, do thiếu trình độ, kinh phí, phân cấp về thẩm quyền; hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có hiệp định về thuế quan với Việt Nam.
Nguyên nhân về hệ thống chính sách
Đa số các dự án FDI ở vùng chưa quán triệt việc thực thi luật bảo vệ môi trường. Nhiều dự án tiến hành xây dựng mà không thông qua thẩm định, đánh giá tác động mơi trường; thậm chí nhà máy đã xây dựng xong, đi vào hoạt động vẫn khơng có cơng trình xử lý chất thải. Đặc biệt, một số nơi tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường đã tới mức báo động như một số DN FDI xả nước thải ra sông, kênh rạch gây chết cá, cây trồng làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho nhân dân vùng ven các DN đó, khiến cho chính quyền địa phương phải can thiệp. Ngồi những tác động gây ơ nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may... vì trình độ cơng nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành. Nguyên nhân về nhận thức và xác định mục tiêu phát triển
Xảy ra đình cơng chủ yếu là do hai bên chưa hiểu về phong tục tập quán, ngôn ngữ... của nhau hoặc các DN FDI đã huy động làm thêm giờ quá quy định, trả lương thấp, chậm trả nợ lương, định mức lao động quá cao, phạt người lao động bằng tiền khơng thỏa đáng. Khi đình cơng xảy ra, thì người lao động lại thiếu am hiểu pháp luật để có thể tiến hành đấu tranh một cách có phương pháp trên cơ sở những quy định pháp luật hiện hành; tổ chức cơng đồn và các đồn thể khác ở các DN FDI này yếu, có DN khơng có tổ chức cơng đồn, dẫn đến thiếu đại diện và tổ chức hướng dẫn người lao động đấu tranh trong khuôn khổ luật pháp. Hiện nay, qua khảo sát có rất nhiều DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung chưa thành lập tổ chức cơng đồn, khoảng 70,3% số DN FDI là chưa có tổ chức cơng đồn. Trong các DN có tổ chức cơng đồn (29,7%) thì thực tế đa số tổ chức cơng đồn cịn thụ động trong việc giải quyết tranh chấp và tổ chức cho cơng nhân thực hiện các quyền của mình theo đúng pháp luật.
Do vậy, một số cuộc đình cơng bị xem là không hợp pháp và quyền lợi của người lao động không được đảm bảo
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG