Xu hướng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Xu hướng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Thứ nhất, vốn FDI vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) số dự án cấp mới vẫn trong xu hướng tăng. Trong 11 tháng của năm 2016 có 2.240 dự án FDI được cấp mới, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2015. Số dự án tăng vốn còn đáng kể hơn, với 1.075 dự án, tăng tới 55,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm đặc biệt trong bức tranh FDI năm 2016, theo nhận định của các chuyên gia FDI, đó là sự gia tăng xu hướng đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần. Tính riêng trong 11 tháng năm 2016, đã có 2.194 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có ĐTNN góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ góp vốn của ĐTNN từ 51% trở lên với tổng giá trị vốn góp là 3,9 tỷ USD. Như vậy, nếu tính chung cả đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, thì vốn đăng ký trong 11 tháng năm 2016 là 22 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Một trong những yếu tố góp phần thu hút các nhà đầu tư là môi trường đầu tư - kinh doanh Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để ghi điểm trong giới đầu tư trong nước và nước ngồi. Đó là sự thăng hạng của mơi trường đầu tư - kinh doanh Việt Nam và những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ kiến tạo, hành động vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016, bà Virginia Foote, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đã cho rằng, các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở Việt Nam đang được hưởng sự ổn định mà nhiều quốc gia khác trong khu vực phải ghen tỵ.

Thứ hai, đầu tư vào công nghiệp giảm đi, đầu tư vào dịch vụ tăng lên

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngồi, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. Nếu như những năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ cịn chiếm 22% tổng vốn đầu tư.

Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 77%, cũng trong cùng giai đoạn với các con số thống kê kể trên. Nếu so sánh với tiêu chí thu hút vốn FDI tốt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - tức là các dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đổ vào khu vực chế tác, thuộc công nghệ cao và đầu tư dài hạn - thì dường như Việt Nam đang đi những bước thụt lùi.

Một chi tiết khác cũng được GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ĐTNN, đặc biệt lưu ý. Theo ông, tỷ trọng doanh nghiệp liên doanh đã giảm từ khoảng 70% xuống chỉ còn chừng 20% trong khoảng 10 năm nay. Trong khi đó, doanh nghiệp 100% vốn

nước ngoài đã tăng lên tới 70%. Đáng chú ý, trên góc độ chuyển giao cơng nghệ, tạo sự lan tỏa…, vai trò của khối doanh nghiệp FDI gần đây khơng cịn thể hiện được q nhiều ý nghĩa. Những dự án của các quốc gia sở hữu công nghệ nguồn như Nhật Bản, EU rất nhỏ bé trong tổng đầu tư của khu vực này. Riêng Hoa Kỳ, dù đã trở thành nhà đầu tư số 1 trong năm 2014, các dự án vốn lớn chủ yếu được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú, bất động sản.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)