Khối lượng vị thế mở OI toàn thị trường tăng trưởng suốt từ khi thị trường đi vào hoạt động đến nay và đạt 16.858 hợp đồng tại ngày 31/7/2018, gấp 2,1 lần so với cuối năm 2017. Ngày 25/7/2018 khối lượng vị thế mở OI đạt giá trị cao nhất 18.569 hợp đồng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS ngày càng tăng lên.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có 153 tài khoản mới. Tính đến ngày 31/7/2018, đã có 39.631 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, trong đó số tài khoản có giao dịch là 11.225 tài khoản. Hiện có trên 90% nhà đầu tư trên thị trường cơ sở là nhà đầu tư cá nhân, trong khi con số này trên thị trường phái sinh lên tới trên 95%. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả hoạt động tự doanh của cơng ty chứng khốn) chiếm khoảng 1,41% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
TTCK phái sinh là giải pháp hữu hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh tình trạng họ tháo chạy khỏi TTCK khi thị trường cơ sở sụt giảm. Dữ liệu thực tế tại các thị trường quốc tế cho thấy, khi thị trường cở sở giảm điểm mạnh thì thanh khoản trên thị trường phái sinh tăng mạnh; ngược lại, khi thị trường cơ sở tăng điểm trở lại thì thanh khoản trên thị trường phái sinh giảm.
• Vinhomes đồng loạt được vinh danh thành cơng nhất trên thị trường vốn quốc tế Với giá trị giao dịch kỷ lục lên tới 1,35 tỷ USD, Vinhomes đã được các tạp chí danh tiếng Finance Asia, The Asset và IFR Asia đồng loạt vinh danh là thương vụ phát hành thành công nhất khu vực châu Á và Việt Nam năm 2018. Bên cạnh đó, Vingroup cũng đứng đầu hạng mục các thương vụ M&A ấn tượng nhất Việt Nam.
Theo đó, Vinhomes đã đạt các giải thưởng: "Thương vụ IPO thành công nhất khu vực châu Á và Việt Nam" do Finance Asia bình chọn; "Thương vụ IPO thành cơng nhất Việt Nam" từ The Asset và hạng mục "Đợt phát hành thành công nhất thị trường cận biên khu vực châu Á" do IFR Asia công bố.
Nhận xét về loạt giải thưởng lớn này, ông Lê Hoài Anh, Giám đốc Điều hành bộ phận Ngân hàng đầu tư & Thị trường Vốn của Credit Suisse, đã bình luận: “Sự thành cơng của giao dịch phát hành vốn cổ phần Vinhomes là minh chứng cho sự hấp dẫn của cổ phần Vinhomes, cũng như đánh giá tích cực của các nhà đầu tư quốc tế về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam nói chung và một thị trường bất động sản sơi động nói riêng”. Bên cạnh Vinhomes, Tập đoàn Vingroup năm 2018 gây ấn tượng trên thị trường vốn quốc tế với việc phát hành thành công 84.000.000 cổ phần ưu đãi theo phương thức chào bán riêng lẻ cho Công ty Quản lý Quỹ Hanwha. Tổng quy mô phát hành đạt hơn 9.300 tỷ đồng (tương đương khoảng 400 triệu USD). Công ty Quản lý Quỹ Hanwha là cơng ty liên kết của Tập đồn Hanwha, một trong 10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và
nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới.Thương vụ này được The Asset đánh giá là khoản M&A và phát hành cổ phiếu ấn tượng nhất Việt Nam, cho thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu VIC và tiếp tục khẳng định mức độ tín nhiệm cao đối với nhà đầu quốc tế.
Vingroup hiện là Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất nền kinh tế trong nước năm 2018 do Vietnam Report bình chọn. Mã cổ phiếu VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes cũng là hai cổ phiếu có vốn hóa số 1 và số 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.1.2.2. Thị trường Fintech tại Việt Nam
Sức ảnh hưởng của Fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo Pricewaterhouse Coopers, các Startup Fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD trong 4 năm qua. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhận được gần 15 tỷ USD đầu tư vào Fintech trong năm 2018. Cơ hội trong lĩnh vực Fintech là điều rõ ràng nhận thấy và Việt Nam khơng đứng ngồi sân chơi đó.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, số người sử dụng Internet ngày càng đông đảo. Theo thống kê mới đây, 54% dân số Việt Nam sử dụng Internet, và dự kiến cịn tăng mạnh trong những năm tới, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, trong đó có lĩnh vực FinTech.