Thị thể hiện diễn biến của lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường vốn việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 33 - 43)

Dẫu vậy, một loạt số liệu kinh tế tích cực đã được cơng bố, hy vọng về thoả thuận thương mại Mỹ - Trung được “thắp sáng” cùng động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giúp xu hướng của lợi suất trái phiếu thay đổi, cải thiện tình trạng đường cong lợi suất chênh lệch giữa trái phiếu 2 năm và 10 năm đảo ngược và cho thấy rằng mọi thứ có thể khơng tồi tệ như thị trường đã lo sợ.

Tuy nhiên, so với tiềm năng của nền kinh tế và so với các nước khác trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn cịn nhỏ. Theo số liệu thống kê, quy mơ thị trường trái phiếu của Malaysia đạt 95% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 49,7% GDP); Singapore là 81,1% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 49,6% GDP), Thái Lan là 73% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 53% GDP), Hàn Quốc là 124,6% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 73,6% GDP), Trung Quốc là 68,8% GDP (thị trường phiếu Chính phủ chiếm 49,8% GDP).

Giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường trái phiếu Việt Nam đạt 10.400 tỷ VND, thấp hơn nhiều so với một số thị trường như Singapore hay Hàn Quốc. Mặc dù cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Việt Nam có sự thay đổi theo hướng mở rộng, đa dạng hố loại hình nhà đầu tư, giảm tỷ lệ nắm giữ của khối ngân hàng thương mại tương đương với nhiều quốc gia trong khu vực nhưng cơ cấu nhà đầu tư là cơng ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ vẫn chưa tương xứng. Lý do là bởi tương quan sự phát triển của nền kinh tế còn ở mức độ thấp nên nguồn vốn tiết kiệm dài hạn từ các cơng ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc cịn hạn chế. Nhà tạo lập thị trường hoạt động chủ yếu trên thị trường sơ cấp, vai trò và quyền lợi vẫn còn hạn chế trên thị

trường thứ cấp. Điều này cần sự vào cuộc hỗ trợ từ phía Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hố loại hình sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tiến đến phát triển thị trường bền vững.

b. Những hạn chế của thị trường chứng khoán phái sinh

Sau 2 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, nhưng vẫn còn một số điểm hạn chế.

Anh Bùi Văn Thanh, nhà đầu tư tham gia sàn phái sinh từ những ngày đầu cho hay, số lượng sản phẩm giao dịch đến nay vẫn chỉ có hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, nên có thêm hợp đồng tương lai trên các chỉ số khác như VN50 hoặc VN100, giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn. Trong khi đó, so với thị trường chứng khốn Thái Lan, một thị trường có nhiều nét tương đồng, Việt Nam thiếu các sản phẩm phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hoá, tiền tệ, lãi suất.

Đáng chú ý, thống kê cho thấy, tham gia thị trường chứng khoán phái sinh hầu hết là nhà đầu tư cá nhân, tỷ trọng giao dịch thường xun chiếm trên 90%, thậm chí có nhiều thời điểm lên đến 98 - 99%. Trong khi đó, sự tham gia tích cực từ phía nhà đầu tư tổ chức là “thơng lệ” của các thị trường chứng khốn thế giới.

Trên bình diện thu hút đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn nói chung, VNDIRECT cho rằng, việc cơ quan quản lý cần làm nhất hiện nay là giải quyết vấn đề về room ngoại, hoặc có các sản phẩm giúp nhà đầu tư ngoại vượt qua rào cản giới hạn tỷ lệ sở hữu như chứng chỉ lưu ký khơng có quyền biểu quyết. Đại diện Cơng ty Chứng khoán VPS nhận xét, thị trường chứng khoán phái sinh phát triển khá nhanh, song quy mơ cịn nhỏ, khối lượng giao dịch mỗi phiên dao động quanh ngưỡng 100.000 hợp đồng và có xu hướng giảm từ đầu năm trở lại đây. Quy mô nhỏ khiến một bộ phận nhà đầu tư lớn có thể thao túng thị trường để thu lợi, dẫn đến mất niềm tin của nhà đầu tư, nhất là các cá nhân nhỏ lẻ. Ngồi ra, chứng khốn phái sinh đang được các nhà đầu tư sử dụng sai mục đích chính, chủ yếu là đầu cơ nhằm hưởng chênh lệch giá trong phiên, thay vì coi đây là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở.

Đại diện Cơng ty Chứng khốn TP.HCM (HSC) cho rằng, tính hiệu quả của thị trường chưa cao, thể hiện qua sự biến động của giá chứng khoán phái sinh và cơ sở (VN30) nhiều lúc thất thường, gây ra rủi ro trong q trình đầu cơ, đồng thời rất khó để tiến hành phịng ngừa rủi ro cho chứng khốn cơ sở. Nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ bản

chất và cách thức đầu tư vào chứng khốn phái sinh, việc đào tạo và truyền thơng về sản phẩm phái sinh cần được đẩy mạnh.

Hiện vẫn còn một lượng lớn nhà đầu tư giao dịch ở các kênh khơng chính thống như forex (chỉ số ngoại tệ), tiền ảo chưa quan tâm đến thị trường phái sinh Việt Nam. Tất nhiên, khơng thể nói thị trường phái sinh có thể thay thế hồn tồn các nhu cầu đó, nhưng ở một thị trường chính thống và phù hợp với dịng tiền đầu cơ như thị trường phái sinh, tiềm năng thu hút dòng vốn ngầm chảy trong các kênh đầu tư phi chính thống là rất lớn.

2.2. Thảo luận

Từ những kết quả nghiên cứu nói trên chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá sau:

Thứ nhất, trong năm 2018, thị trường vốn Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực

khả quan. Trên thị trường cổ phiếu, mặc dù thời gian gần đây giá cổ phiếu có giảm do tác động chủ yếu từ thị trường chứng khoán thế giới sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhưng nhìn chung thị trường sơi động. Khối lượng giao dịch tăng mạnh, thị trường trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Đặc biệt, chỉ số VN- Index có thời điểm đã lập đỉnh cao mới trong lịch sử, vượt 1.200 điểm (ngày 9 - 10/4/2018). Năm 2018, cũng đã chứng kiến sự bùng nổ của các doanh nghiệp có quy mơ lớn như HDB, Vinhome, TCB, TPB..., qua đó góp phần nâng vốn hóa thị trường cổ phiếu lên trên 75% GDP – mức cao nhất từ trước đến nay.

Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng ghi nhận mức mơi trường kinh tế vĩ mơ tích cực và ước tăng khoảng 16%, đạt khoảng 60 tỷ đồng, trong đó thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng trưởng 14,7%, vốn hóa đạt 27% GDP cịn thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng trưởng trên 30% vốn hóa đạt 7% GDP. Nếu như trước đó TPDN niêm yết chỉ có sự tham gia của một số doanh nghiệp như Vingroup, CII, HIFC,... thì từ năm 2017, tổng cộng có thêm 19 trái phiếu với giá trị niêm yết 17.730 tỷ đồng được lên sàn, trong đó có cả những đơn vị chưa niêm yết cổ phiếu như Anco, TTC Edu,...

Năm 2018, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi được Tổ chức tính tốn chỉ số chứng khốn tồn cầu (FTSE) đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, nhờ đã thỏa mãn 8 trong 9 điều kiện tiên quyết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 và chỉ còn 1 điều kiện duy

nhất còn chưa được thỏa mãn là thanh toán bù trừ. Đây là ghi nhận quốc tế đối với những cải tiến và phát triển thị trường trong một thời gian dài, đồng thời cho thấy TTCK Việt Nam đang dần đạt các tiêu chuẩn quốc tế...

Sau một năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) Việt Nam tăng trưởng tốt và ổn định, trở thành một kênh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cũng như phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở.Có thể khẳng định TTKCPS ra đời, đi vào hoạt động là một dấu mốc quan trọng của TTCK Việt Nam, góp phần hồn thiện cấu trúc TTCK Việt Nam, gia tăng hàng hóa đầu tư và thúc đẩy thanh khoản trên thị trường cơ sở.

Thứ hai, sự xuất hiện của làn sóng fintech đã và đang đem lại hiệu ứng tích cực với

người tiêu dùng và ngành dịch vụ tài chính bằng tư duy đổi mới sáng tạo, nhạy bén với nhu cầu người dùng.Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance, thị trường cơng nghệ tài chính Việt Nam năm 2017 đã đạt 4,4 tỷ USD và dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Nhờ vào tỷ lệ tiếp cận Internet và sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao tại đô thị, mức thu nhập và tiêu dùng của người dân gia tăng, cùng lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường Fintech Việt hiện đứng trước tiềm năng phát triển rất lớn. Trong đó, lĩnh vực thanh tốn đóng vai trị chủ đạo với 26 công ty.Gần đây, Câu lạc bộ Fintech Việt Nam cũng đã được thành lập dưới sự bảo trợ của 2 định chế tài chính lớn là Dragon Capital và Ngân hàng Standard Chartered, sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 7.2015 của Thủ tướng Anh David Cameron. Cùng với Mỹ, Anh là quốc gia có nhiều cơng ty Fintech và khơng ít trong số đó đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Thứ ba, Thị trường vốn Việt Nam đang hội nhập sâu rộng trong khu vực khi Cộng đồng

Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành. Tuy nhiên, cấu trúc của thị trường chưa thực hoàn chỉnh khi hệ thống ngân hàng vẫn giữ vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. So với các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, thị trường vốn của Việt Nam (với nền tảng dựa vào hệ thống ngân hàng) cịn kém phát triển. Thị trường tín dụng vẫn giữ vai trị "đầu tàu” trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Điều này khiến tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam luôn cao hơn khá nhiều so với phần lớn các nước trong AEC.

Đối với thị trường chứng khốn (TTCK), mặc dù quy mơ vốn hóa của TTCK Việt Nam tăng rất nhanh với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đến cuối tháng 5/2017 đã đạt 2.400

nghìn tỷ đồng, tương đương 53% GDP, nhưng vẫn chỉ được xếp hạng ở nhóm thị trường cận biên hoặc thị trường mới nổi (tùy theo tiêu chí) chứ chưa vào được thị trường phát triển. Điều này cũng là trở ngại cho việc thu hút dòng vốn đầu tư trung, dài hạn để cung ứng cho nền kinh tế.

Thị trường trái phiếu (TTTP) của Việt Nam hiện còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Đến hết năm 2016, TTTP chiếm 22% GDP với tổng giá trị 44 tỷ USD. Theo nghiên cứu của GS - TS. Nguyễn Thị Cành và cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và tài chính - Trường Đại học Kinh tế Luật thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Quy mơ TTTP Việt Nam thấp nhất cả về giá trị tuyệt đối cũng như % GDP so với các nước trong khu vực. Đáng lưu ý, TTTP của chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, giá trị niêm yết của trái phiếu doanh nghiệp rất thấp.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

3.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu nói trên chúng ta có thể đưa ra kết luận sau:

Trong những năm gần đây, Thị trường vốn Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, đóng vai trị quan trọng, chủ chốt đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ cấu thị trường vốn dài hạn ở Việt Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc, đang bắt kịp các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, thị trường vốn Việt Nam cũng có những tồn tai nhất định do quy mơ thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn cịn nhỏ khiến giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường trái phiếu Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số thị trường trên thế giới. Cơ cấu nhà đầu tư là cơng ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ vẫn chưa tương xứng. Nhà tạo lập thị trường hoạt động chủ yếu trên thị trường sơ cấp, vai trò và quyền lợi vẫn còn hạn chế trên thị trường thứ cấp. Trên sàn chứng khoán phái sinh, số lượng sản phẩm giao dịch đến nay vẫn chỉ có hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, thiếu các sản phẩm phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hoá, tiền tệ, lãi suất. Tham gia thị trường chứng khoán phái sinh hầu hết là nhà đầu tư cá nhân, tỷ trọng giao dịch thường xun chiếm trên 90%, thậm chí có nhiều thời điểm lên đến 98 - 99%. Hơn nữa, chứng khoán phái sinh đang được các nhà đầu tư sử dụng sai mục đích chính, chủ yếu là đầu cơ nhằm hưởng chênh lệch giá trong phiên, thay vì coi đây là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở, kết hợp với việc thiếu thanh khoản và độ rộng làm cho các cổ phiếu tốt không thu hút được dòng

tiền và vẫn bị định giá thấp khi dòng vốn ngoại chảy vào, trong khi những cổ phiếu có thanh khoản cao có thể trở nên đắt hơn. Điều này làm giảm tính hiệu quả của thị trường, thể hiện qua sự biến động của giá chứng khoán phái sinh và cơ sở (VN30) nhiều lúc thất thường, gây ra rủi ro trong quá trình đầu cơ. Vì vậy, cần những chính sách phát triển theo chiều sâu, gia tăng vai trò dẫn vốn từ thị trường chứng khốn, thị trường trái phiếu.

3.2. Khuyến nghị chính sách

Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững thị trường vốn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, cần thực hiện một số nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, tăng cường nguồn cung sản phẩm chất lượng trên thị trường thông qua việc nâng

cao quy định về phát hành, niêm yết, phát triển các sản phẩm mới và q trình cổ phần hóa, thối vốn nhà nước tại các DN. Cụ thể:

(i) Có chính sách khuyến khích các DN, tổng cơng ty lớn niêm yết chứng khốn trên thị trường giao dịch có tổ chức, để nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK thơng qua các quy định chặt chẽ về vốn và hoạt động kinh doanh của DN khi niêm yết chứng khoán; (ii) Phát triển TTCK phái sinh nhằm tạo thanh khoản cho thị trường, đồng thời góp phần thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào gia vào thị trường; (iii) Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu (TTTP) như trái phiếu bán trước, trái phiếu phái sinh, trái phiếu có lãi suất thả nổi, chứng khốn hóa dựa trên tài sản, trái phiếu trung và dài hạn...;

(iv) Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các DN có vốn nhà nước theo các phương pháp được nêu trong Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn nhà nước tại DN, đặc biệt là các DN lớn trong lĩnh vực viễn thông, hàng không, năng lượng.

Hai là, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư nhằm tăng cầu cho TTCK, thu hút thêm nguồn vốn

cho thị trường vốn; Phát triển hệ thống nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức có nguồn vốn dài hạn như các cơng ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc, quỹ hưu trí bổ sung, các quỹ đầu tư trong và ngồi nước thơng qua các biện pháp khuyến khích đầu tư và thành lập quỹ đầu tư như quy định tỷ lệ phân bổ đầu tư hay buộc phải đầu tư một phần tài sản vào chứng khoán, ưu đãi thuế…

Ba là, tăng cường sự tham gia của các định chế tài chính và nhà đầu tư nước ngồi.

Cùng với việc bảo vệ nhà đầu tư, mở rộng cơ sở nhà đầu tư là vấn đề quan trọng được nhiều nước chú ý như là một giải pháp về phía cầu, nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cùng với quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO, việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam là cần thiết.

Bốn là, phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường. Tiếp tục tăng cường tái

cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khốn như các cơng ty chứng khốn, công ty

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường vốn việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)