III Tác động đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ chính
1 Đối với dịch vụ du lịch quốc tế
a. Khái niệm du lịch trực tuyến
Du lịch trực tyến (Online tourism) hay còn gọi là du lịch điện tử (e-tourism) là việc sử dụng cơng nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận chuyển… để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Khái niệm về du lịch trực tuyến là một hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa khách hàng với khách hàng, dựa trên phạm vi kỹ thuật số và nên tảng công nghệ là các trang web du lịch.
Du lịch trực tuyến mang lại lợi ích cho tồn ngành du lịch. Sự gia tăng mạnh mẽ của đối tượng khách lẻ sử dụng đại lý du lịch trực tuyến (OTA – Online Travel Agency) và các ứng dụng công nghệ để tự lập kế hoạch chuyến đi đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch và dịch vụ. Chính vì vậy các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đưa ra nhiều nhận định về xu thế phát triển của du lịch trực tuyến. Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO nhận định có nhiều lý do dẫn đến sự bùng nổ và phát triển du lịch trực tuyến, nhưng theo đó, yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển của du lịch trực tuyến trong những năm gần đây phải kể đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ di động và các sàn cung cấp dịch vụ du lịch đã dẫn đến sự mở rộng của việc chia sẻ các thông tin, là tác động sâu sắc của du khách lên lĩnh vực du lịch trên khắp thế giới.
b. Sự phát triển của du lịch trực tuyến
Biểu đồ doanh thu du lịch trực tuyến trên thế giới (2014-2018) và dự báo năm 2019, 2020 (Đơn vị tính: tỷ USD)
Nguồn số liệu: https://www.statista.com Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời và phát triển của du lịch trực tuyến được xem như xu hướng tất yếu của nhân loại. Năm 2016, tổng doanh thu du lịch trực tuyến đạt 564,87 tỷ đô la Mỹ, đến năm 2018, doanh thu này đạt xấp xỉ 695 tỷ đô la Mỹ. Việc doanh thu tăng lên hơn 130 tỷ đô la Mỹ chỉ sau 2 năm cho thấy sự gia tăng nhanh trong doanh thu của du
lịch trực tuyến.
Trong giai đoạn từ 2014 đến 2018, doanh thu từ du lịch trực tuyến liên tục tăng nhanh và không hề cho thấy dấu hiệu chậm lại. Năm 2019 được dự đoán là một năm phát triển mạnh của du lịch trực tuyến khi doanh thu dự kiến ước đạt 755,94 tỷ đô la Mỹ, và đến năm 2020, con số này ước đạt gần 817 tỷ đô la Mỹ.
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ cho phép các quốc gia trên thế giới tận dụng lợi thế của du lịch trực tuyến để gia tăng doanh thu cho nước mình. Nhiều du khách đánh giá cao sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số như các trang web lập kế hoạch du lịch hay những ứng dụng giúp tìm kiếm và cung cấp thông tin cụ thể về chuyến đi, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, khách sạn… Các nước đang phát triển tận dụng những thành tựu công nghệ vốn có để đầu tư vào du lịch trực tuyến, điển hình là Mỹ. Năm 2015, doanh thu du lịch trực tuyến qua di động đạt 52.08 tỷ đô la Mỹ và con số này ước đạt gần 95 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Các nước đang và kém phát triển cũng đang từng bước áp dụng công nghệ vào du lịch, biến du lịch trực tuyến thành xu hướng phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số OTA cung cấp dịch vụ cho du khách như Ivivu.com, Chudu24.com, Mytour.vn, Vinabooking.vn, Gotadi.com, việc chú trọng vào thiết kế website du lịch, khách sạn, nhà hàng giúp ích khơng nhỏ cho trong sự phát triển của thị trường trực tuyến, giúp thay đổi mạnh mẽ cách thức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
c. Những lợi ích của du lịch trực tuyến
Thứ nhất, đối với khách du lịch, phát triển du lịch trực tuyến và nền tảng kỹ
thuật số là cơ hội tăng trưởng du lịch thơng qua việc làm hài lịng khách du lịch. Nền tảng kỹ thuật số điểm đến giúp cung cấp nhanh và nhiều thông tin, cung cấp các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn thu hút du khách. Hiện nay, nhiều trang bán hàng trực tuyến chuyên về du lịch như Klook, Traveloka, Agoda, Booking,.. cho phép chúng ta có thể đặt mua từng dịch vụ riêng biệt như đặt phòng nghỉ, vé máy bay khứ hồi,.. chứ không nhất thiết phải mua một tour du lịch trọn gói. Chúng ta cũng có thể tham khảo trước sự trải nghiệm của những người nổi tiếng, những travel bloger,... Ngày nay, nhờ vào điều này mà khách hàng không cần mất thời gian đến tận trung tâm hay phải chủ động liên hệ đặt tour, cũng không phải đến thanh toán trực tiếp tại các quầy mua vé hay các đại lý du lịch, chỉ cần một chiếc điện thoại thơng minh có sẵn internet và các ứng dụng cần thiết, thực hiện các thao tác đăng nhập hệ thống đặt tour trực tuyến của các cơng ty du lịch là đã có thể sở hữu được một kỳ nghỉ như mong muốn.
Thứ hai, đối với các công ty du lịch, phát triển du lịch trực tuyến làm tăng
doanh thu và việc làm. Du lịch trực tuyến mang lại lợi ích khơng nhỏ cho các cơng ty du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ với mức giá tốt nhất. Các công ty du lịch ngày nay đã nắm bắt theo xu thế và xây dựng hệ thống đặ tour du lịch trực tuyến cho doanh nghiệp của mình để tối ưu hóa việc thu hút khách hàng tối đa.
Các công ty cũng không phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc quảng cáo hay trả lương cho nhân viên tiếp thị, bên cạnh đó việc liên kết trực tiếp với khách hàng giúp tiết kiệm được khoản phí trung gian, giúp giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp. Cơng nghiệp 4.0 giúp cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu cầu trên khắp thế giới với chi phí thấp nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất. Nhờ đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực lao động, rút ngắn thời gian làm việc, giảm mạnh các chi phí dẫn tới giảm giá thành các dịch vụ du lịch.
d. Áp dụngcông nghệ 4.0 vào du lịch trực tuyến
Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào ngành du lịch giúp ngành này có sự tăng trưởng nhanh và dẫn đến một xu thế mới của toàn thế giới – du lịch trực tuyến.
Ứng dụng trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ du lịch: Hiện nay, các trang bán hàng trực tuyến chuyên về du lịch như Klook, Traveloka, Agoda, Booking,.. ngày càng gần gũi hơn đối với khách du lịch quốc tế thơng qua những tính năng đột phá mà chúng mang lại. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép các công ty du lịch tự thiết kế những website du lịch để phục vụ việc tư vấn và cung cấp thông tin tới khách hàng. Các website du lịch cho phép thiết kế Tour Booking Engine – Hệ thống đặt tour trực tuyến, giúp khách hàng đặt tour nhanh chóng và thuận lợi hơn. Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển của các phần mềm ứng dụng như Faceook, Google giúp các doanh nghiệp dễ dàng chạy quảng cáo và tiếp cận khách hàng của mình. Hệ thống hotline và tư vấn online giúp các nhân viên tư vấn rõ hơn và nắm bắt những thông tin của khách hàng mà không cần gặp gỡ trực tiếp.
Ứng dụng trong việc lưu trữ thông tin khách hàng: Sự ra đời của khoa học
máy tính, Internet, IoT hay BigData là một bước tiến vượt bậc của trí tuệ nhân tạo khi tạo ra những kho lưu trữ khổng lồ cho con người. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khơng cịn gặp khó khăn trong việc thu thập và lưu trữ thông tin của khách hàng, việc sắp xếp các chuyến bay hay các tour du lịch cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ứng dụng trong việc đặt mua vé và trải nghiệm trước về chuyến đi đối với khách du lịch: Như thông tin đã cung cấp ở trên, khách du lịch không cần tốn
Internet là đã có thể hồn thành những thủ tục đầy đủ cho chuyến du lịch của mình. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của hành khách hơn nên sớm được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Ngồi ra, sự phát triển của cơng nghệ 4.0, nhất là công nghệ ảo cho phép tái tạo lại những sự kiện lịch sử, khơng gian văn hóa cổ xưa, những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ… giúp du khách có thể trải nghiệm và đắm chìm vào nó, tạo nên những cảm giác như thực tại những điểm du lịch.