III Tác động đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ chính
2 Đối với dịch vụ phân phối
Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua
bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như trên internet hoặc mạng máy tính. Theo WTO cho rằng: “Thương mại điện tử là quá trình sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hóa thơng qua mạng Internet” .
Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lí chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị internet,…
Thương mại điện tử được xem là một trong những khía cạnh của mang lại lợi ích to lớn của kinh doanh điện tử. Nó mang lại cho người tiêu dùng thu nhập nhanh chóng và dễ dàng có thơng tin đa dạng về sản phẩm cần mua. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lĩnh vực này trong kinh doanh thì có thể giảm thiểu về quy mơ chi phí.
Thương mại điện tử có các hình thức liên kết giữa: doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng, doanh nghiệp với nhân viên, doanh nghiệp với chính phủ, chính phủ với doanh nghiệp, chính phủ với chính phủ, chính phủ với cơng dân, chính phủ với khách hàng, khách hàng với doanh nghiệp.
Nhờ có thương mại điện tử mà hàng hóa dễ tiếp cận đến khách hàng hơn cũng như làm xuất hiện những cạnh tranh vốn có trên thị trường mua bán
Chỉ số thương mại điện tử thể hiện rất rõ qua chỉ số EBI theo đó thì ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thì các thành phố lớn thường có chỉ số này cao và chiếm phần lớn trong qui mô thương mại điện tử của cả nước. Trong năm 2015, 2 thành phố lớn là Hà Nội và tp Hồ Chí Minh chiếm 80% thương mại điện tử cả nước. Và từ năm 2015 đến nay, với sự phát triển và phổ biến không ngừng của các dịch vụ thương mại điện tử thì đã thu hẹp được khoảng cách này đến các tỉnh
khác tuy nhiên các thành phố lớn luôn chiếm tỉ trọng cao và luôn chiếm khoảng trên 55% trong cơ cấu ngành.