Ngư dân đánh cá trên sông Thị Vải

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác đông của vấn đề vedan xả thải ra sông thị vải và các giải pháp khắc phục (Trang 26)

(Nguồn: Vietnamnet.vn)

Bên cạnh nguồn nước sơng Thị Vải vẫn cịn ơ nhiễm, thì vấn đề ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước ngầm ở đây cũng đang ở tình trạng đáng báo động. Theo ơng Lương Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thái cho biết, nhiều người dân trong xã thời gian qua phản ánh tình trạng mái tơn lợp nhà rất nhanh bị oxy hóa bề mặt, dù thời gian sử dụng chưa được 1 đến 2 năm. Bên cạnh đó, việc sản xuất nơng nghiệp của bà con cũng bị ảnh hưởng, một số hộ dân khu vực xung quanh sông Thị Vải phản ánh việc cây ăn trái ra hoa nhưng không kết trái ngày một nhiều. Tồi tệ hơn thế nữa, theo một thống kê mới đây của Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thái, thời gian qua số người chết do mắc bệnh ung thư chiếm đến hơn 50% tổng số người chết trong tồn xã

Viện Tài Ngun và Mơi trường khẳng định, trong vùng bị ơ nhiễm có khoảng 2.600 ha diện tích ni trồng thuỷ sản của 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP HCM bị

ảnh hưởng. Trong đó, tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại khoảng 1923,83 ha. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 576 ha diện tích ni trồng bị ảnh hưởng nặng.

Hình 2. 8: Hiện tượng ốc lạ trên sông thị vải bám vào tôm cá để hút máu gây ra cái chết cho các loại cá

(Nguồn: Internet) c) Ảnh hưởng về môi trường

Công ty Vedan xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, với hành động xả chui hơn 100.000 m3 nước thải độc ra sơng mỗi tháng, ảnh hưởng tới gần 2.700ha diện tích ni trồng nằm dọc lưu vực sông Thị Vải. Mức độ ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra chiếm 90% với phạm vi bị ảnh hưởng khoảng 10km dọc theo bờ sơng. Bình qn mỗi tháng Vedan xả ra sơng Thị Vải 105.600 m3 nước thải có màu nâu đen, bốc mùi hơi thối…khiến lượng oxy hoà tan trong nước thấp, nồng độ PH cao, các chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép hàng ngàn lần. Bán kính vùng ơ nhiễm từ Cơng ty Vedan đổ ra biển và về phía hạ lưu kéo dài khoảng 4,4 km về phía thượng lưu và 5,6 km về phía hạ lưu. Các nhà khoa học từ Việt Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra các mơ hình tính tốn chọn thời điểm nghiên cứu là trọn tháng 2-2008 với từng kịch bản khác nhau như chỉ có

Vedan xả thải hoặc chỉ có các khu cơng nghiệp với cơ sở khác và trường hợp cả Vedan và các khu công nghiệp, cơ sở khác cùng xả thải. Kết quả tính tốn bằng các kịch bản xả thải cho thấy trong tổng lượng thải từ sản xuất cơng nghiệp, phần “đóng góp” của Vedan lên tới 90%, thậm chí có kịch bản cho con số tương ứng lên đến 98%.

Không chỉ nguồn nước bị ơ nhiễm mà ngay cả khơng khí cũng bị ơ nhiễm nặng. Hàng đêm khói từ Nhà máy Vedan xả khí thải đen cả khu vực rộng lớn. Vấn đề ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước ngầm ở đây cũng đang ở tình trạng đáng báo động. Nhiều người dân trong xã thời gian qua phản ánh tình trạng mái tơn lợp nhà rất nhanh bị oxy hóa bề mặt, dù thời gian sử dụng chưa được 1 đến 2 năm.

Hình 2. 9: Vedan thải khí ơ nhiễm ra mơi trường

(Nguồn: Internet)

Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, theo phản ánh của người dân, việc Nhà máy Vedan hoạt động còn là tác nhân gây ngập lụt. Theo anh Nguyễn Văn Ngà, sinh năm 1964, trú tại ấp 1A xã Phước Thái sống bằng nghề chài lưới hơn 20 năm viết trong đơn tố cáo: “Thời điểm chưa có Cơng ty Vedan, cuộc sống người dân rất an tồn, khơng bị

ngập lụt, nhưng khi xuất hiện cơng ty này thì bà con bị ảnh hưởng mọi điều thiệt hại. Cách đây vài năm, chúng tơi bị ngập lụt một lần do cơng trình thuỷ lợi chứa nước cung cấp cho Công ty Vedan xả ra.

2. 5 Ngoại ứng tiêu cực mà Vedan đã gây ra đối với môi trường sống nơi sông Thị Vải Vải

Để hiểu kĩ hơn về tổn thất mà Vedan gây ra, bài tiểu luận sẽ phân tích ngoại ứng tiêu cực trong quá trình sản xuất của cơng ty:

Hình 2. 10: Mơ hình ngoại ứng tiêu cực của Vedan

Nguồn: giáo trình Kinh tế cơng cộng – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Pgs.Ts Phạm Văn Thận – Ths. Vũ Cương

Vì hoạt động của nhà máy gây ra ngoại ứng tiêu cực cho cư dân sinh sống khu vực sông Thị Vải nên đi kèm với đường chi phí tư nhân cận biên( MPC) này cịn có một đường MEC( chi phí ngoại ứng cận biên) nữa cho biết tổng thiệt hại mà người dân phải

gánh chịu khi nhà máy sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Mức thiệt hại này tăng dần khi sản xuất của nhà máy mở rộng, vì thế đường MEC có chiều hướng đi lên giống như đường MPC.

Hình trên miêu tả hoạt động của nhà máy.Trục hoành cho biết sản lượng mà nhà máy sản xuất ra, tính bằng tiền, trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà hoạt động này tạo ra. Đường MB cho biết lợi ích biên mà nhà máy thu được, ứng với từng mức sản lượng. Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là khoản chi phí mà nhà máy thực sự phải chi ra để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, thí dụ như chi phí nhân cơng, ngun vật liệu, máy móc, thiết bị…

Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đối với xã hội ( MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thanh: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nHà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiêt hại mà người dân sống xung quanh nhà máy phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Vì thế, MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC.

Nếu Vedam là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC. Điểm này còn gọi là mức sản lượng tối ưu thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. Như vậy, Vedan gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.

Vì lơi ích ròng (hay lợi nhuận) mà Vedan thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà máy duy trì mức sản lượng từ Qo đến Q1 là tam giác ABE. Trong khi đó, người dân khu vực sông Thị Vải sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm nhà máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất, người dân sẽ chịu thiệt mơt khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Q0 đến Q1 thì tổng thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang

HFQ1Q0. Vì hình thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội có thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội nói trên.

Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội khơng có nghĩa là một mức sản lượng khơng gây ơ nhiễm bởi lẽ u cầu là phải tìm một mức ơ nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả chi phí ơ nhiễm.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CỦA VEDAN VÀCHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ

3.1 Giải pháp của Vedan nhằm đền bù và khắc phục sai phạm

a, Bồi thường thiệt hại

Ngày 9/8/2010, Vedan đã cam kết bồi thường đúng 100% yêu cầu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 53,6 tỉ đồng và TP.HCM 45,7 tỉ đồng. 2 ngày sau, Công ty Vedan tiếp tục đồng ý bồi thường cho tỉnh Đồng Nai 119,5 tỷ đồng như đề nghị của Viện Môi trường. Như vậy, tổng cộng số tiền Vedan phải chấp nhận bồi thường cho nông dân 3 tỉnh, thành phố là gần 219 tỷ đồng như khảo sát và tính tốn của Viện Môi trường và Tài nguyên (MT&TN).

Vedan cam kết thanh tốn tồn bộ số tiền trên chia làm 2 đợt. Đợt 1: Chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày ký biên bản cam kết, Vedan thanh toán 50% số tiền bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của các hộ dân và 1 tỷ đồng chi phí điều tra, xác minh thiệt hại. Đợt 2: Chậm nhất đến ngày 14/1/2011, Vedan thanh tốn dứt điểm tồn bộ số tiền hơn 59,5 tỷ còn lại.

Hình 3. 1: Tổng Giám đốc Vedan Việt Nam xin lỗi người dân vì sự cố mơi trường

Nguồn: dantri.com.vn

Ngày 12/1/2011, ơng Yeh Sheau Yeh, Giám đốc Văn phịng Tổng Giám đốc Cơng ty Vedan Việt Nam cho biết phía Vedan đã chuyển nốt 50% số tiền (đợt hai, gồm 109 tỷ đồng) trong khoản bồi thường thiệt hại cho nông dân ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngồi số tiền bồi thường cho nơng dân bị thiệt hại của các địa phương, Vedan cũng đã thanh tốn tồn bộ chi phí kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu, đánh giá mơi trường, các hoạt động tư vấn và một số chi phí khác liên quan đến việc giải quyết vụ Vedan xả thải gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho 3 địa phương, mỗi địa phương 500 triệu đồng.

b, Vedan tái tạo lại hệ thống nước thải:

Vedan đã thực hiện tốt quyết định 131 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường này đã ban hành, nghiêm túc thực hiện ngưng xả thải, ngưng sản xuất và xây dựng các cơng trình xử lý nước thải mới, trong đó, việc Vedan vẫn đảm bảo việc làm và thu nhập cho 2.500 lao động bằng cách bố trí sản xuất và tổ chức đào tạo lại, thực hiện việc thu mua các sản

phẩm nông nghiệp cho nông dân theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết là vấn đề đáng hoan nghênh.

Cơng ty Vedan đã tháo bỏ tồn bộ các tuyến ống ngầm dài trên 2.200m, 4 máy bơm và 3 họng xả chất thải ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải; dừng việc xả nước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học và bơm nước thải từ 21 hồ sinh học này vào hệ thống xử lý theo quy định.

Hình 3. 2: Vedan khăc phục hệ thống nước

Nguồn: dantri.com.vn

Cơng ty Vedan cũng đã hồn thiện việc cải tạo nâng cấp 3 hệ thống xử lý nước thải sản xuất hiện có (4.000m3/ngày); xây dựng bổ sung hai hệ thống xử lý nước thải sản xuất mới (5.000m3/ngày) và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 300m3/ngày; hoàn thành việc thực tách riêng tuyến thốt nước thải cơng nghiệp với nước giải nhiệt; lắp đặt 3 hệ thống quan trắc nước thải tự động đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.

Đối với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bình Phước, Gia Lai, Hà Tĩnh và Bình Thuận hiện cơng ty đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải biogas, do đó nguồn thải của những nhà máy này đã được đảm bảo.

3. 2 Giải pháp của Chính phủ

a. Kiểm soát xử phạt và khắc phục sai phạm:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiêm túc tiến hành điều tra, đưa ra các mức xử phạt, điều hành quyền tranh chấp giữa công ty Vedan với người dân 3 vùng Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Yêu cầu Vedan tạm ngừng các hoạt động có thể gây ơ nhiễm mơi trường trong q trình điều tra.

Giám sát quá trình bồi thưởng và khắc phục sai phạm, lắp đặt hệ thống nước ngầm của Vedan.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật mơi trường đối với doanh nghiệp nói chung và Vedan nói riêng.

b. Đánh thuế ơ nhiễm mơi trường lên Vedan:

Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giá cả đầu vào của nhà máy khơng phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Một giải pháp tự nhiên được đề ra đó là đánh thuế ơ nhiễm với nhà máy Vedan.

Hình 3. 3: Mơ hình thuế Pigou

Nguồn: giáo trình Kinh tế cơng cộng – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Pgs.Ts Phạm Văn Thận – Ths. Vũ Cương

Trong hình trên MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn aQ0, hay cũng chính là đoạn AE. Khi chịu thuế này, đường MC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên trên thành đường MPC+ t. Khi đó để tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ đặt MB = MPC+ t, tức là sản xuất đúng tại điểm Q0. Như vậy, Chính phủ sẽ thu được một doanh thu thuế bằng thuế tx Q0 hay chính là phần diện tích tơ đậm. Chính phủ sử dụng thuế này để bồi thường cho các hộ gia đình.

Sự phi hiệu quả gắn với ngoại ứng tiêu cực của công ty Vedan là do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng chung như: hồ nước, khơng khí sạch… để khắc phục điều này, chính phủ đã đưa ra một giải pháp đó là bán giấy phép gây ơ nhiễm hay cịn gọi giấy phép xả thải.

Theo cách này, công ty Vedan gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu khơng sẽ bị buộc đóng cửa.

c. Sử dụng dư luận xã hội:

• Thời điểm Vedan mới bị phát giác và đang bào chữa cho hành vi sai phạm của mình, các chuyên gia kinh tế và trang báo điện tử đã liên tiếng phân tích và vạch rõ sự thật.

• Các hộ gia đình, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng gây sức ép, đâm đơn kiện Vedan nếu khơng có hành động sữa chữa sai lầm và bồi thường thích đáng.

• Từ việc Vedan thải chất độc hại gây ô nhiễm mơi trường khơng cịn trong phạm vi một doanh nghiệp với nông dân 3 tỉnh nêu trên mà ảnh hưởng đến tất cả mọi người. để tỏ thái độ phản đối, 50 điểm bán và 15 đầu mối phân phối bán lẻ của nhiều siêu thị ngừng kinh doanh và trưng bày các sản phẩm do Vedan sản xuất. Cụ thể, từ ngày 5-8- 2010, toàn bộ hệ thống siêu thị Co.op Mart trên tồn quốc khơng bày bán các sản phẩm của Vedan như bột ngọt, hạt nêm… đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đến khi khắc phục xong sự cố và giải quyết xong trách nhiệm với bà con nông dân. Ơng Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Co.op Mark tuyên bố, đơn vị chỉ ưu tiên thu mua và phân phối sản phẩm của những nhà cung cấp có đầu tư hệ thống xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được các cơ quan chức năng chứng nhận.

• Phía ngơn luận báo chí: là cơ quan cung cấp đầy đủ thơng tin xác thực nhất về phía người dân. giúp các cơ quan chức năng khác nắm được tình hình để có phương hướng điều tra, giải quyết vụ việc. là cơ quan gây áp lực cho phía doanh nghiệp sai phạm.các cơ quan ngôn luận thay mặt cho người dân lên tiếng …

• Hình thành các giải pháp báo cáo ngay từ phía người dân, theo đó, Người dân cần quan tâm đến quy định của pháp luật môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường dồng thời khi bắt gặp hành vi vi phạm pháp luật môi trường của cá nhân, tổ chức( ở đây là công ty Vedan) phải thông báo cho cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn.

3.3 Giải pháp của Vedan để vực dậy sau sự cố sai phạm

• Sử dụng thơng cáo báo chí và phương tiện truyền thơng, các cơ quan ngôn luận về việc đã nghiêm túc chấp hành bồi thưởng và xử lí sai phạm. Thậm chí, sau 10 năm, Vedan vẫn sử dụng vụ việc này như một bài học và đưa các hình ảnh mình đã chấp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác đông của vấn đề vedan xả thải ra sông thị vải và các giải pháp khắc phục (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)