4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4.1. Tổng quan tình hình bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
4.1.1. Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Sau 30 năm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có những bước phát triển kinh tế vượt bậc. Từ năm 2006 – 2018 nước ta đã đạt được một số thành tựu: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 5.99%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12% xuống còn 9.88% (do chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 tiếp cận dựa trên việc đo lường thu nhập nhưng chuẩn nghèo mới trong giai đoạn 2016 – 2020 nâng tiêu chí về thu nhập và đo lường thêm các mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin). Sự gia tăng thu nhập không diễn ra đồng đều mà theo các xu hướng khác nhau trong từng phạm vi địa phương, lãnh thổ, khu vực và trong cả nước. Trước hết, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về bất bình đẳng thu nhập trong cả nước:
Hình 7. Hệ số bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2018
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Biểu đồ ở Hình 7 cho thấy bất bình đẳng của Việt Nam trong giai đoạn này có sự tăng giảm thất thường. Từ 0.424 năm 2006 tăng mạnh đến 0.434 năm 2008, sau đó giảm dần xuống 0.424 vào năm 2012, lại tăng lên và đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn này là 0.436
qua (2006 - 2018) bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam có xu hướng biến động thất thường, tăng lên giảm xuống sau đó lại tăng lên và giảm xuống. Dù giá trị của hệ số Gini không biến động (năm 2012 và 2018 đều có giá trị Gini là 0.424) nhưng giá trị này vẫn đang ở mức được đánh giá là bất bình đẳng thu nhập khơng phải ở mức thấp.
Dưới đây là bảng giá trị hệ số Gini theo vùng của Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2018: 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Cả nước 0.424 0.434 0.433 0.424 0.430 0.431 0.424 Thành thị 0.393 0.404 0.402 0.385 0.397 0.391 0.372 Nông thôn 0.378 0.385 0.395 0.399 0.398 0.408 0.407 Đồng bằng sông Hồng 0.411 0.408 0.393 0.407 0.401 0.392 Trung du và miền núi 0.401 0.406 0.411 0.416 0.433 0.443 phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên 0.381 0.385 0.384 0.385 0.393 0.383 hải miền Trung
Tây Nguyên 0.405 0.408 0.397 0.408 0.439 0.440
Đông Nam Bộ 0.410 0.414 0.391 0.397 0.387 0.373
Đồng bằng sông Cửu 0.395 0.398 0.403 0.395 0.405 0.399 Long
Bảng 5. Hệ số Gini Việt Nam theo vùng và khu vực
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê
Trong 6 vùng kinh tế, ngồi Đơng Nam Bộ, bất bình đẳng thu nhập ở các vùng đều có xu hướng tăng. Tăng mạnh nhất là Trung du Miền núi Phía Bắc (từ 0.401 lên 0.443) và Tây Nguyên (từ 0.405 đến 0.440). Ở khu vực thành thị có sự phân hóa giàu nghèo cao hơn
ởkhu vực nơng thơn, hệ số Gini ở thành thị và nông thôn trong năm 2010 lần lượt là 0.402 và 0.395. Đây là một quy luật bình thường bởi vì thơng thường ở mức xuất phát điểm thấp, khoảng cách về giàu nghèo thường nhỏ hơn so với những vùng có mức xuất phát điểm cao hơn. Hơn nữa, khu vực đơ thị lớn có tỷ lệ bất bình đẳng cao, vì các vùng này có các hộ giàu nhất của cả nước và bao gồm cả những hộ mới nhập cư nên mức thu nhập của họ còn thấp. Tuy nhiên tốc độ gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn lại cao hơn so với khu vực thành thị. Có thể lý giải điều này do di cư tìm việc làm từ nơng thơn ra thành thị. Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập và chi tiêu của những hộ nơng thơn có người di cư ra thành thị so với những hộ khơng có người di cư.
4.1.2. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 8. Tốc độ tăng GDP (%) của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2018
Nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2006 – 2018, tăng trưởng GDP đạt bình quân khoảng 6,25%, nhưng bên cạnh đó sự biến động tăng trưởng cũng diễn biến thất thường. Từ 2006 – 2007, nền kinh tế có sự tăng trưởng nhẹ 0,152% nhưng sau đó lại có giảm mạnh từ 7,130% vào 2007 xuống cịn 5,398% vào 2009. Thời kỳ 2008 đến nay nền kinh tế bắt đầu một chu kỳ suy giảm tăng trưởng do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2010 thì nền kinh tế lại có khởi sắc khi tăng trưởng đạt 6,423%, đáng tiếc sau đó hai năm thì lại giảm cịn 5,247%. Sự biến động phức tạp này lại diễn ra khi đến năm 2015, tăng trưởng GDP đạt 6,679% và rồi cứ giảm rồi lại tăng lên 7,076% ở năm 2018.
4.1.3. Nhận định về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2018
Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 TTKT 6.978 5.662 6.423 5.247 5.984 6.211 7.076 Gini 0.424 0.434 0.433 0.424 0.430 0.431 0.424
Bảng 6. Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2018
Có thể khẳng định những thành tựu đạt được trong việc tăng trưởng kinh tế đã tạo những bước tiền đề vật chất để Việt Nam từng bước giải quyết vấn đề xã hội góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng, là nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, cũng như làm cơ sở cho việc nâng cao phúc lợi xã hội, thể hiện ở chỉ số phát triển con người cao so với nhiều nước có cùng trình độ phát triển. Ngược lại, việc giải quyết tốt một số vấn đề về công bằng xã hội như vấn đề phân phối, giáo dục, huy động nguồn vốn, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... đã giúp tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững hơn. Nhưng song song với sự tăng trưởng kinh tế là sự bất bình đẳng về thu nhập cũng tăng lên. Khi nền kinh tế khởi sắc, những người có điều kiện thuận lợi hơn sẽ ngày càng tạn dụng cơ hội và càng phát triển xa hơn so với những người gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế mà gây ra khoảng cách thu nhập giữa họ. Theo như Bảng 6, giai đoạn 2010 – 2012, khi tăng trưởng GDP giảm đi (từ 6.423% xuống 5.247%) thì hệ số Gini (0.433 giảm thành 0.424) cũng giảm đồng nghĩa sự bất bình đẳng thu nhập giảm xuống. Lần lượt các giai đoạn 2012 – 2014 và 2014 – 2016 cũng xảy ra tình trạng tương tự như thế.
Do tăng trưởng không mở rộng cơ hội việc làm tương ứng, chi phí tạo ra một chỗ việc làm cao, có nghĩa là tăng trưởng cao nhưng tạo ít thu nhập cho người lao động. Vì vậy, lợi ích của tăng trưởng khơng được phân bổ một cách rộng rãi, số người có thu nhập mới và mức độ nâng cao thu nhập của mỗi người tăng chậm hơn mức có thể. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu các nguồn lực khác ngồi lao động thay vì chuyển một phần thoả đáng cho những người chỉ sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vậy, khoảng cách giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo ngày càng doãng ra. Thêm nữa, một phần lớn thu nhập được tạo ra và phân bố tại các trung tâm tăng trưởng lớn, trong khi dân cư các địa phương miền núi và nông thôn, vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi ít hơn nhiều từ tăng trưởng. Kết quả là sự phân hố giàu - nghèo theo vùng gia tăng.
Để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định thì nền kinh tế phải chấp nhận sự bất bình đẳng trong thu nhập trong một phạm vi an tồn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững trong dài hạn.